Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 04/04/2016 03:05
Sơ lược hoạt động ngoại giao Lý - Tống
 Các vương triều phong kiến Việt Nam kể từ sau khi giành được độc lập cũng đã thể hiện khát khao thoát khỏi đêm trường nô dịch của các đế chế Trung Hoa suốt hơn một nghìn năm, bằng các chính sách ngoại giao chủ động và tích cực. Trong thời gian trị vì của mình, các vị vua nhà Lý tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ bang giao truyền thống đã từng được xác lập ở các triều đại trước với Trung Quốc. Độc giả hãy cùng GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và nhóm tác giả của mình tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao Lý – Tống qua tác phẩm “Vương Triều Lý 1009 – 1226”, trong Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến của Nhà xuất bản Hà Nội.
 Các vương triều phong kiến Việt Nam kể từ sau khi giành được độc lập cũng đã thể hiện khát khao thoát khỏi đêm trường nô dịch của các đế chế Trung Hoa suốt hơn một nghìn năm, bằng các chính sách ngoại giao chủ động và tích cực. Trong thời gian trị vì của mình, các vị vua nhà Lý tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ bang giao truyền thống đã từng được xác lập ở các triều đại trước với Trung Quốc. Độc giả hãy cùng GS.TS Nguyễn Quang Ngọc và nhóm tác giả của mình tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao Lý – Tống qua tác phẩm "Vương Triều Lý 1009 -1226", trong Tủ sách Thăng Long nghìn năm văn hiến của Nhà xuất bản Hà Nội.
Việc ngoại giao thời Lý có tính kế tục các hoạt động ngoại giao đã được thiết lập từ thời Đinh, thời Tiền Lê trước đó. Ngay từ khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ đã chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với đối tác quan trọng nhất đương thời là triều đình nhà Tống ở phương Bắc, bởi ông nhận ra vai trò quan trọng của nhà Tống trong hệ thống quan hệ quốc tế của khu vực. Trong quan hệ đối ngoại với phương bắc, qua các việc làm như nhận sắc phong, cống nạp dưới dạng “biếu”, “tặng”, cử sứ giả sang thăm viếng, chúc tụng trên tinh thần nhún nhường, mềm dẻo để có được hòa hiếu, tôn trọng lẫn nhau cùng tồn tại hòa bình, kết hợp với những biện pháp cứng rắn để giữ quốc thể trước những động thái không thiện chí với mục đích xâm lược của đối phương. Đồng thời tranh thủ hòa hoãn nhằm xây dựng lực lượng, huy động toàn quân, toàn dân cầm vũ khí bảo vệ Tổ quốc. Tại thời điểm đó, Đại Việt khó mà tự thân đối phó với Trung Hoa trong giai đoạn cần tập trung nhân lực, vật lực để xây dựng bộ máy chính quyền thời kỳ tự chủ. Việc xin sắc phong thời đó là nhằm có được sự công nhận chính thức của nhà Tống, một mặt tạo sự “danh chính ngôn thuận”, xây dựng danh tiếng thuyết phục các nước chư hầu nhỏ lân bang của Đại Việt phải phục tùng; mặt khác nhằm làm dịu tâm lý bành chướng của các triều đại phong kiến phương Bắc, hạn chế ở mức thấp nhất chiến tranh, xung đột. Song, trên thực tế chính quyền Đại Việt dưới triều Lý vẫn là một thể chế nhà nước độc lập, hầu hết các vua Lý đều có niên hiệu riêng và trong quá trình trị vì đất nước không hề sử dụng tới ấn tín hay danh tính được phong bởi nhà Tống.
Trong khoảng 63 năm trị vì, các vua Lý đã cho hơn 23 sứ bộ sang cống vua Tống trong đó có 13 lần với mục đích kết hiếu, 2 lần tạ ơn, 3 lần báo thắng, còn lại là các mục đích khác. Vật cống thường là sừng tê giác, ngà voi, lụa, hương liệu (nhựa thơm, gỗ trầm), đồ dùng bằng vàng, bạc, các con voi đã thuần hóa…  Ngược lại các hoàng đế Trung Hoa cũng ban tặng các sứ đoàn đến cống những vật phẩm rất giá trị, đôi khi còn giá trị hơn những vật phẩm cống, và thường thì hoạt động ngoại giao này diễn ra trong bối cảnh hòa bình và thân thiện. Trong Đại Việt sử ký tiền biên có nhắc tới việc “Năm 1064, khi nhà Lý cử sứ thần sang mừng Tống Anh Tông lên ngôi, vua Tống đã bày tỏ tình thân hữu bằng cách sai sứ đem các di vật của Tống Nhân Tông sang tặng vua Lý”. Điều đó cho thấy, việc cống nạp chỉ là hình thức có ý nghĩa chính trị, thể hiện sự thuần phục đối với đế chế Trung Hoa thời bấy giờ. Trong một chừng mực nào đó, triều cống là một trong những cách làm tăng thêm mối giao hòa, giảm bớt xung đột, mâu thuẫn giữa hai nhà Lý – Tống, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong nước.
Vấn đề biên giới giữa Trung Hoa và Việt Nam dường như thời nào cũng là chủ đề nóng. Ở thời Lý cũng vậy, sự trỗi dậy của các thủ lĩnh địa phương ở vùng biên cũng như những hay đổi trong chính sách biên giới của cả hai bên làm cho quan hệ hữu nghị diễn ra khá phức tạp. Những cuộc vượt biên trái phép của cư dân vùng biên đã khiến triều đình hai nước phải can thiệp, nhà Tống đã từng hạ chiếu đưa những người vượt biên về nước và đề nghị nhà Lý nghiêm cấm dân ở biên giới không được xâm phạm lẫn nhau. Nhưng với bản chất bành chướng sức mạnh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng, vua tôi nhà Tống luôn thường trực mưu mô thôn tính, chiếm đoạt Đại Việt, bằng chứng là sự kiện 1072 khi vua Lý Thánh Tông qua đời, vua Lý Càn Đức lên ngôi khi mới 7 tuổi, quan quân nhà Tống đã có những chuẩn bị tích cực cho việc chiến tranh với Giao Chỉ nhằm xâm lược nước ta. Nhưng với tài mưu trí của Lý Thường Kiệt, ông đã hợp lý hóa cuộc tiến công vào lãnh thổ Tống trước khi chúng kịp thực hiện ý đồ. Và khi dân Tống hiểu được tính chất chính nghĩa trong hành động quân sự của Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã rút quân về nước và chuẩn bị cho kháng chiến. Cay cú, Tống đã có những động thái, kế hoạch dài hơi cho việc chinh phạt của mình, chúng chiêu dụ thổ dân, tuyển đinh tráng, cử người thu phục miền Hữu Giang, chu cấp cho những tù trưởng các Châu động ven biên giới, cấp bằng sắc trống tên cho các ti chiêu thảo… hòng lôi kéo lực lượng trong nội bộ Đại Việt về phía chúng. Sau những giằng co biên giới, cuộc chiến Đại Việt với nhà Tống kết thúc bằng hiệp định đình chiến giữa Quách Quỳ và vua Lý Nhân Tông vào năm 1077. Tuy nhiên, nhà Tống đã kịp chiếm các châu Quảng Nguyên, Tư Lang, Tô Mậu và Quang Lang của Đại Việt.
Đến năm 1084, một hiệp định biên giới mới được ký kết giữa hai nhà Lý – Tống, thống nhất xác định 8 ải làm giới hạn và 6 huyện cùng 2 động Túc Tang đều giao cho Giao Chỉ quản lý. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Đại Việt và nhà Tống từ thời điểm này quay trở lại tương đối hòa bình, ổn định. Tuy nhiên, dẫu tình hình khu vực biên giới có bị rạn nứt thì các sứ đoàn triều cống vẫn diễn ra đều đặn, điều đó một lần nữa chứng minh chính quyền trung ương nhà Tống cũng như triều Lý luôn đề cao quan hệ hòa bình, ổn định vốn đã có từ lâu. Việc giải quyết vấn đề biên giới với nhà Tống được xem là thành tựu đặc biệt quan trọng trong các hoạt động đối ngoại thời Lý. Từ đây, ranh giới giữa Việt Nam – Trung Hoa được xác lập cụ thể, rõ ràng. Đồng thời tính chính thống của Đại Việt trong mối quan hệ với Trung Hoa cũng được nâng cao hơn.
Trần Thọ
Nhà xuất bản Hà Nội
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)