Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ hai, 04/04/2016 03:05
Tục thờ đá - Một trong những phong tục cổ ở Hà Nội còn truyền đến nay
 Phong tục về văn hóa phi vật thể do bắt nguồn từ những khuôn mẫu văn hóa truyền thống đẹp, lành mạnh nên trường tồn với thời gian. Tục thờ đá là một trong những phong tục ở Hà Nội có từ xa xưa mà nay vẫn tồn tại thể hiện sức sống của văn hóa truyền thống.

 Cách đây khoảng hơn chục năm, khắp cả nội thành Hà Nội chỉ ở đền Ngọc Sơn, trước chân Tháp Bút là có một tấm bia trên có khắc 5 chữ: Thái Sơn thạch cảm đương, nay vẫn còn đó. Một cuốn sách về đề tài Hà Nội đã dịch nghĩa của 5 chữ Hán này là: “Dám sánh ngang đá núi Thái”, tức là người dịch ngắt câu đó làm hai thành phần: đá Thái Sơn (Thái Sơn thạch) và dám sánh ngang (cảm đương). Núi Thái Sơn được coi như một biểu tượng cao quý, thiêng liêng, che chở nuôi nấng con người nên thần núi được tôn trọng. Thờ một phiến đá tức là thờ đại diện của thần núi. Thế là đá (thạch), dám (cảm) gánh vác trách nhiệm (đương) bảo vệ dân. Đặc biệt núi Thái Sơn thiêng liêng nhất nên có giá trị trừ tà cao. Đó là theo tín ngưỡng Trung Quốc. Chứ ở Việt Nam thì vẫn dùng đá để trấn trạch song không khắc bia mà tạc là hình chó đá.
Cho tới ngày nay, ở một số đình miếu hoặc cổng làng cổng xóm, cổng một số nhà địa chủ cũ vẫn còn thấy những tượng chó đá. Trong cuốn Chuyện cũ Hà Nội, nhà văn Tô Hoài đã viết về tục thờ chó ở vùng Nghĩa Đô như sau: “Chẳng biết từ bao giờ, ở chỗ đường cái vào, áp vách đầu nhà tôi, có con chó đá… Đây là con chó đã canh cổng, nhiều nhà có. Chó đá canh cổng trông quen mắt như cái bình vôi treo ở đám rễ si, rễ đa. Mỗi chiều rằm, mùng một, bà tôi lấy chiếc bát đàn múc trong vại bên gốc cau ra bát nước mưa, một lá trầu không quệt sẵn vôi và miếng cau khô, một nén hương, đem đặt trước mõm chó đá. Bà chắp tay, khấn lâm râm rồi vái mấy vái. Cũng con chó đá, bên cổng xây nhà ông bá giữa xóm thì tuần rằm được hai nén hương, một miếng thịt lợn sống đặt giữa cái đĩa sứ, một cút rượu mở sẵn nút”. Như vậy, cho tới những năm 1920 - 1930, ở Nghĩa Đô còn có tục cúng lễ chó đá.
Hình thức đặt chó đá trên bệ thờ phụng như một vị thần linh được mô tả trong cuốn Văn học dân gian người Việt, tác giả Kiều Thu Hoạch cho biết là ông đã phát hiện thấy hai nơi thuộc huyện Đan Phượng, nay thuộc Hà Nội: “Một bệ thờ chó đá đặt ở ngoài vườn mé bên trái, trước cửa đình thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng. Trên bệ thờ, trước mặt chó đá có đặt bát hương. Theo cụ thủ từ thì chó đá vốn xưa ở trên gò cao cách đình vài trăm mét, trên gò khi xưa còn có cả hai cây gạo to. Sau, không biết rõ từ bao giờ, mới rước “ngài” về bên cạnh đình cho tiện hương khói.
Một bệ thờ chó đá khác nằm cạnh quần thể di tích chùa Phúc Khánh và đình làng Địch Vĩ, xã Phương Đình, huyện Đan Phượng. Chó đá ở đây là một nhóm được đẽo bằng đá xanh. Ngồi giữa là chó lớn cao 1,4m, quây quần hai bên là đàn chó nhỏ gồm 16 con kích cỡ không đồng đều, có con cao 15cm, có con cao 30cm, được tạo tác nhiều kiểu dáng khác nhau. Cả nhóm tượng chó đều ngồi trên bệ thờ xây bằng gạch, rộng khoảng 10m2, xung quanh bệ thờ có tường bao quanh. Trước mặt chó lớn có đặt một bát hương rất to”.
Như vậy là đã rõ: Ở nước ta vốn từng có tục thờ chó đá gác cổng.
Trần Duy tổng hợp
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)