Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 29/11/2016 08:31
Tết Cơm mới - Nét độc đáo trong văn hóa của người Việt

 Người Việt có nhiều ngày tết lớn, nhỏ. Tết hay “lễ tết” là cách nói biến âm từ chữ tiết chỉ các ngày lễ theo các tiết thời gian trong năm, xen giữa khoảng trống lịch thời vụ bận rộn trồng cấy và thu hoạch. Tết Cơm mới là một trong những ngày lễ độc đáo của người Việt Nam.

 Tết thường có hai phần: Cúng tết và ăn tết. Cúng lễ gia thần, gia tiên, những vị thần thánh được thờ phụng. Ăn uống để bù cho những ngày làm lụng vất vả. Ngoài ra còn có kết hợp chơi tết với những hoạt động vui chơi, giải trí.

Tết Cơm mới không chỉ có ở dân tộc Kinh mà nhiều dân tộc thiểu số khác như người Mường, người Mơ Nông, người La Hủ… cũng tổ chức cúng cơm mới. Dân tộc Kinh cúng tết Cơm mới vào trung tuần tháng Mười, có nơi cúng vào ngày mùng mười đúng vào ngày tết Trùng thập (10 tháng Mười). Cũng có nơi cúng đúng ngày tết Hạ nguyên (15 tháng Mười), lại có nơi cúng chậm hơn vào ngày 20 tháng Mười.

Tết Cơm mới còn gọi là tết Thường tân, diễn ra sau khi mùa màng đã thu hoạch xong. Theo truyền thống canh tác nông nghiệp xưa, một năm có hai vụ lúa chính là chiêm và mùa, vụ chiêm thu hoạch vào tháng Năm, vụ mùa thu hoạch vào tháng Mười, đây là vụ quan trọng nhất trong năm. Vào dịp này, các gia đình nông dân sau khi gặt lúa về, phơi khô, xay, giã lấy gạo mới thổi cơm cúng trời, tổ tiên để tạ ơn trời đất cho mùa màng bộ thu, tổ tiên phù hộ con cháu sức khỏe, chăm chỉ làm ăn có thành quả mới. Đây cũng là bữa đầu tiên được ăn cơm mới, sau tháng giáp hạt khó khăn. Nhân tết này, con cháu đã ra ở riêng thường mang gạo mới biếu ông bà, cha mẹ. Ở các đình làng, dân chúng cũng làm lễ cúng Thành hoàng. Các con nhang đệ tử thì cùng nhau làm lễ lên đồng mừng cơm mới ở các điện, phủ.

Tết Cơm mới vẫn còn duy trì đến ngày nay ở nhiều vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, mặc dù thời vụ có du di và giống lúa cũng có khác xưa. Người dân thành phố, những gia đình có gốc gác “nông thôn” vẫn giữ tục lệ này.

 

Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)