Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 03/03/2017 03:56
Đôi nét về văn hóa làng trong tâm thức người Việt

  
“Phép vua thua lệ làng”, câu thành ngữ đã thể hiện văn hóa làng luôn biểu đạt cái đặc trưng riêng, cái có ý nghĩa riêng, cái mang sức mạnh của làng. 

 

Điều này đã được lịch sử chứng minh, và cũng chính từ thực tiễn lịch sử dân tộc Việt mà chúng ta nhận ra văn hóa làng. Tính đặc thù và ý nghĩa của văn hóa làng càng được khẳng định rõ nét khi đặt trong tương quan với các dạng thức văn hóa vùng và các loại văn hóa cộng đồng khác.

Từ hiện thực cuộc sống chúng ta thấy văn hóa làng trùm lên, bao bọc mỗi đời người và qua nhiều thế hệ, trở thành cội nguồn hình thành nên nền văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Văn hóa làng có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội cổ truyền Việt Nam, trong đó có rất nhiều tác động ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các truyền thống dân tộc.

Văn hóa làng với sự ngưng kết đậm đặc biểu hiện trong lối sống, phong tục tập quán, kho tàng văn hóa dân gian, tín ngưỡng - tôn giáo. Văn hóa làng còn có cả một cơ sở vật chất là đình, chùa, miếu, lũy tre, cây đa, giếng nước… Những yếu tố vật thể và phi vật thể trên hòa quyện vào nhau, tích hợp lại thành bản sắc văn hóa làng, lưu truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Có nhiều cách tiếp cận văn hóa làng như: gia đình - dòng họ, tín ngưỡng đa thần - ngôi đình và ngôi chùa, tính tự trị - tự quản, mối quan hệ nhà - làng - nước. Từ những cách tiếp nhận đa dạng, phong phú này mà mỗi người dân Việt luôn cảm nhận văn hóa làng vô cùng gần gũi trong cuộc sống thường nhật.

Văn hóa làng- nét đặc trưng của người Việt, là kết quả của một chế độ xã hội riêng, một chế độ thống nhất trên cả nước, nảy sinh trên nền tảng sinh hoạt của con người trong khung cảnh làng xã ở nông thôn. Vậy nên, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng đặt ra yêu cầu phải thường xuyên quan tâm tới văn hóa làng, di sản văn hóa làng- gốc rễ của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Đàm Ly (Tổng hợp)

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)