Cư dân vùng Hà Nội thời phong kiến tự chủ
Cấu trúc của cộng đồng dân cư Thăng Long thời kỳ Bắc thuộc với đủ các tầng lớp: quý tộc quan liêu, nho sĩ, thợ thủ công, nông dân, các tầng lớp thị dân khác. Ngay từ khi quyết định dời đô về thành Đại La vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ chỉ phải lo xây dựng Thăng Long Thành, còn thì chính Thăng Long đã có chức năng đầy đủ là một đô thị, những phố phường, khu vực dân cư ở không phải xây dựng gì mới. Kinh thành Thăng Long thời Lý Trần được chia thành hai phần trong thành và ngoài thị.
Nói về tầng lớp trên cùng của dân cư trong xã hội ở thời kỳ Bắc thuộc phải kể đến tầng lớp quý tộc. Mỗi triều đại được dựng lên kể từ thời Lý, theo lẽ thường, các vua đều ưu tiên bổ làm quan cho những người thuộc hoàng tộc. Chính điều này đã tạo ra một luồng di cư nhất định từ quê hương phát tích triều đại đến kinh thành. Tầng lớp quý tộc vì thế theo xu hướng chung đều tăng lên về số lượng trong quá trình phát triển của chế độ phong kiến. Và đỉnh điểm là vào thời Lê - Trịnh có cung vua, phủ chúa. Một bộ phận thân thích với vua Lê chúa Trịnh đều có gốc từ Thanh Hóa. Thời kỳ này có nhiều nhiễu nhương ở chốn kinh kỳ do giới quý tộc quan liêu thân cận với vua chúa như thuộc hạ, gia nhân của vua chúa, hoạn quan,… Sau thời kỳ này, đặc biệt từ thời Nguyễn, Thăng Long không còn là kinh đô, giới quý tộc quan liêu chuyển phần lớn về kinh thành Huế, và tầng lớp quý tộc ở Hà Nội giảm mạnh.
Tiếp sau tầng lớp quý tốc, phải kể đến tầng lớp trí thức được hình thành qua chế độ khoa cử. Năm 1070, dưới thời nhà Lý, trung tâm giáo dục đào tạo nhân tài Đại Việt đầu tiên đã được thành lập - trường Quốc Tử Giám - nơi mở khoa thi chọn ra những người tài, tinh hoa trí thức từ khắp các địa phương trong nước. Những người đỗ đạt, làm quan, tạo nên tầng lớp tinh hoa của kinh kỳ. Tầng lớp trí thức Nho học được hình thành từ đây. Giới trí thức, nho sĩ thời phong kiến không chỉ có vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống văn hóa, giáo dục của kinh thành nói riêng, của quốc gia nói chung.
Thứ ba, phải kể đến tầng lớp thợ thủ công và thương nhân. Các nghề thủ công đặc thù của đất Thăng Long dưới thời phong kiến Bắc thuộc đó là nghề dệt, nhuộm, gốm sứ, làm đồ trang sức, đồ mỹ nghệ, đúc đồng, rèn sắt, nề, mộc. Điểm đáng chú ý là thời kỳ này đã có các xưởng thủ công của chính quyền phong kiến như xưởng đúc tiền, đóng thuyền, làm vũ khí, xe kiệu của vua quan,… Ở kinh thành ngay từ thời Lý có nhiều chợ, trong đó có hai chợ lớn nhất là chợ Cửa Đông và chợ Cửa Tây. Dưới thời Lê Trịnh, Thăng Long đã hình thành các thương điếm của người Hà Lan, người Anh và muộc hơn là của người Pháp. Tuy nhiên để lại dấu ấn lâu dài và rõ nét hơn cả phải là các phú thương người Hoa.
Cư dân gốc của đất kinh kỳ là những người nông dân làm ruộng. Họ ở ngoài thành Đại La, nhưng cũng ở cả các làng trong kinh thành như làng Ngọc Hà, hay các làng ven hồ Tây, ven sông Hồng. Những người nông dân ở trong hay ngoài kinh thành đều sản xuất lúa gạo và các sản phẩm nông nghiệp cho kinh thành.
Đáng chú ý là tầng lớp tu sĩ và sự phổ biến tôn giáo trong dân chúng ở thời phong kiến tự chủ này. Ngay từ thời lý phải kể đến ảnh hưởng của đạo Phật, đạo Nho và đạo lão đối với đời sống của ân cư Thăng Long. Các vua nhà Lý đã đưa đạo Phật lên hàng quốc đạo. Đến cuối đời Trần, Phật giáo bắt đầu bị tấn công và Nho giáo lấn át. Đến thời Lê sơ, Nho giáo được tôn sung; Phật giáo và Đạo giáo bị nhà nước hạn chế, nhưng vẫn được duy trì và có xu hướng đi về nông thôn, dung hòa với các tín ngưỡng dân gian. Đến thời Mạc (thế kỷ XVI), do có chính sách khoan dung tôn giáo mà đạo Phật có điều kiện phục hưng, phát triển. Sang thời Lê - Trịnh, Nho giáo đã là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội. Ở triều Nguyễn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân - Huế, nên ảnh hưởng của Nho giáo ở Thăng Long - Hà Nội giảm. Vì vậy Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian có điều kiện phát triển đậm nét hơn. Tổng kết lại, với tư tưởng đa dạng tôn giáo, tín ngưỡng ở Thăng Long - Hà Nỗi đã làm phong phú thêm đời sống tâm linh của cư dân, mà không tạo ran guy cơ xung đột tôn giáo, đức tin. Sự phổ biến của tôn giáo còn là động lực cho sự phát triển các kiến trúc tôn giáo, các nghề thủ công sản xuất tượng Phật, thánh, đồ thờ cúng…
Hai Giáo sư tiến sĩ Đỗ Thị Minh Đức và Nguyễn Viết Thịnh là tác giả của cuốn sách Dân cư Thăng Long - Hà Nội thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn 2 đã dành một chương để viết về đề tài cư dân Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn mảng đề tài này qua cuốn sách.
Duy Anh