Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 06/11/2019 01:43
Kinh đô Thăng Long - Những khám phá khảo cổ học Một cách nhìn tổng quan

Năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra miền đất Thủ đô Hà Nội ngày nay thành lập Kinh đô Thăng Long. Kể từ đó trở đi, Thăng Long là nơi đóng đô của các vương triều Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Công trình “Kinh đô Thăng Long - Những khám phá khảo cổ học” do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên và các cộng sự là một tổng tập khảo cổ học về Kinh đô Thăng Long - Hà Nội gần một thế kỷ. Công trình này, các tác giả đã có nhiều cố gắng để phác họa diện mạo diễn trình phát triển của khu vực Thăng Long - Hà Nội từ thời Văn minh sông Hồng cho tới thời đại Hồ Chí Minh.

Phần lớn các hiện vật được tìm thấy ở trục Trung tâm và 18 Hoàng Diệu với các địa diểm Chính điện Kính Thiên, Đoan môn, Bắc Môn và Hậu Lậu ngoài ra các nhà khảo cổ học còn tìm thấy và giới thiệu các di tích khảo cổ học như 11 Lê Hồng Phong, 62 - 64 Trần Phú, Giảng Võ Trường, Quần Ngựa, Văn Miếu, Đàn Xã Tắc, đàn tế Nam Giao, Đoài Môn… Kết quả khai quật khảo cổ học tại các di tích này đã phát hiện được các di tích kiến trúc và di vật khảo cổ quan trọng cho việc tìm hiểu toàn diện hơn, sâu sắc hơn, toàn bộ diện mạo Kinh đô Thăng Long.

Đây là một cuốn sách cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc trong việc giới thiệu sự hình thành và phát triển của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử thông qua những bằng chứng sinh động khảo cổ học. 

Toàn bộ nội dung của đề tài được trình bày trong cuốn sách đã bao quát được bức tranh toàn cảnh về Kinh đô Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử. Các tác giả đã khai thác triệt để các giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích, di vật khảo cổ học trong chỉnh thể cấu trúc Kinh đô Thăng Long.

Đây là cuốn sách ảnh đồng thời là công trình nghiên cứu khoa học. Đối tượng đề cập chính của đề tài là Kinh đô Thăng Long, được thể hiện bằng hình ảnh các kết quả nghiên cứu khảo cổ học.

Cuốn sách đã đáp ứng 2 yêu cầu: khoa học và đại chúng. Các tài liệu khoa học đưa ra có độ tin cậy và tiêu biểu cao. Bằng lối viết dung dị và cách trình bày phổ cập đã đưa đến cho người đọc những cảm hứng tốt trong nhận thức về lịch sử văn hóa của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội xưa. Công trình đáp ứng các yêu cầu tiêu chí của tên sách cũng như Tử sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Qua cuốn sách, các độc giả sẽ nhận thức được vai trò và giá trị lịch sử văn hóa của những phát hiện khảo cổ học trong Kinh đô Thăng Long thông qua những hình ảnh cụ thể. Mỗi phần cụ thể của cuốn sách tác giả đã đi sâu giới thiệu nội dung cùng với tìm nguồn ảnh để minh hòa cho nội dung của phần đó để cho người đọc dễ hình dung về phần đó.

   Kết cấu của cuốn sách và các chương sách hợp lý, đã khai thác triệt để các giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích, di vật khảo cổ học trong chỉnh thể cấu trúc Kinh đô Thăng Long.

Ở phần mở đầu, các tác giả đã khái quát ngắn gọn về Kinh đô Thăng Long hình thành trong điều kiện địa chất, địa lý, địa mạo, địa hình và trong tiến trình lịch sử, cũng như quá trình nghiên cứu kinh đô Thăng Thăng Long từ góc độ khảo cổ học.

Lời giới thiệu

I. Khảo cổ học với việc nghiên cứu kinh đô Thăng Long

II. Khảo cổ học trục di tích Đoan Môn - Hậu Lâu - Kính Thiên - Bắc Môn

III. Khảo cổ học địa điểm 18 Hoàng Diệu

IV. Khảo cổ học các địa điểm khác

V. Những giá trị lịch sử - văn hóa nổi bật toàn cầu

Tài liệu tham khảo

Với kết cấu này, các tác giả đã phác họa thành công diện mạo của kinh đô Thăng Long gần một thế kỷ, từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn cho tới thời đại Hồ Chí Minh. Đây là một kết cấu phù hợp, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Chủ biên đã thể hiện tinh thần làm việc nghiêm túc, cẩn trọng để đảm bảo độ chính xác của các tư liệu, đồng thời có sự khảo cứu, chú giải ở nhiều trang những thông tin bổ ích, trợ giúp nhiều nhất cho bạn đọc trong quá trình khai thác cuốn tư liệu.

Bằng cách viết nhẹ nhàng, sử dụng tốt ngôn ngữ hình ảnh, các tác giả đã mô tả một bức tranh khảo cổ vô cùng sinh động và mạch lạc về Kinh đô Thăng Long qua các thời kỳ. Các chú thích ảnh cũng đã được điền đầy đủ, ngắn gọn, khoa học, dễ hiểu. Cuốn sách sẽ cung cấp đắc lực cho khán giả và các nhà nghiên cứu một nguồn từ liệu quan trọng và bổ ích. Tác giả mong muốn nhận được gop ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau.

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)