Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 08/11/2019 01:50
Cách thức trình bày mỗi sự kiện trong Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội (Phần bổ sung)

Thăng Long - Hà Nội đã có hơn 1000 năm lịch sử, những vấn đề về lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội cần được nghiên cứu, tổng kết để giúp cho mỗi người Việt Nam nói chung và các nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực nói riêng có một cái nhìn toàn diện, khách quan và khoa học về Thăng Long - Hà Nội. Bộ sách “Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà Nội” do PGS. TS Phan Phương Thảo chủ biên sẽ giúp cho bạn đọc những thông tin hữu ích để hiểu biết toàn bộ về lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời cũng góp phần cung cấp cho các nhà quản lý những vấn đề liên quan đến việc xây dựng và quản lý đô thị của thời kỳ hiện tại. Bộ sách ra đời không chỉ giúp ích cho việc học tập, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong đó có thủ đô Hà Nội mà còn là nguồn sử liệu quý giúp ích cho những người quan tâm và mong muốn tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội văn hiến của chúng ta.

 Địa giới Hà Nội mở rộng từ tháng 8/2008 đến nay đã bao gồm một vùng đất khá rộng 17 huyện và 12 quận. Vì vậy việc bổ sung các sự kiện lịch sử trên những đơn vị hành chính mới được nhập vào Hà Nội là một công việc không đơn giản đòi hỏi nhóm tác giả phải xử lý một khối lượng tư liệu đồ sộ để từ đó chắt lọc các sự kiện biên niên và đưa vào công trình. Những sự kiện lịch sử trong bộ sách về cơ bản đã đáp ứng được tiêu chí như chủ biên nêu ở phần mở đầu.

Phần biên niên các sự kiện lịch sử từ ngày 01/8/2008 đến năm 2014 là thời kỳ gắn với lịch sử Hà Nội trong những năm gần đây. Vì vậy để chọn lọc được những sự kiện diễn ra chỉ trong 6 năm nhưng lại rất phong phú trên tất cả các phương diện trên địa bàn Thủ đô cũng là một công việc đầy khó khăn và vất vả bên cạnh những thuận lợi của nó. Nhóm tác giả cũng đã cố gắng để thu thập, cập nhật những thành tựu mới nhất của nguồn sử học và các ngành khoa học có liên quan để trình bày các sự kiện theo tiến trình lịch sử.

Các sự kiện được sắp xếp theo thứ tự thời gian và đánh số thứ tự nên người đọc dễ theo dõi.

Niên đại: Nguyên tác quan trọng mà toàn bộ tập sách cần tuân thủ một cách nghiêm ngặt là nguyên tác biên niên, nghĩa là các sự kiện đều được sắp xếp, trình bày theo tiến trình thời gian: Ngày/tháng/năm dương lịch.

Phần niêm đại được đặt ở đầu mỗi sự kiện. Tuy nhiên, các sự kiện ghi trong các thư tịch cổ trung đại theo âm lịch, trong khi đó các nguồn tài liệu khác lại ghi theo dương lịch. Vì vậy, đối với các sự kiện niên đại được ghi theo lịch âm, thì niên đại đó vẫn được giữ nguyên ddeeer trung thành với tư liệu gốc, nhưng bên cạnh đó có mở ngoạc ghi niên đại đã được đổi sang lịch dương để tiện cho người sử dụng, tra cứu.

Tên sự kiện: được đặt dựa vào nội dung của sự kiện.

Nội dung sự kiện: dựa trên các nguồn tư liệu, nhóm tác giả đã biên tập, phục dựng và miêu tả nội tả nội dung sự kiện bằng lối hành văn giản dị, dễ hiểu để phụ vụ đông đảo bạn đọc cũng như để toàn bộ nội dung bộ sách không có sự khác biệt lớn về văn phong giữa các giai đoạn lịch sử.

Nguồn: dưới mỗi sự kiện bao giờ cũng ghi đầy đủ nguồn để người sử dụng có thể tra cứu, đối chiếu. Khi một sự kiện được dẫn theo nhiều nguồn thì ưu tiên xếp những nguồn là tư liệu gốc lên trước, kế đến là các nguồn trích dẫ khác.

Trong cách trình bày của toàn bộ tập sách, các sự kiện đều được đánh số thứ tự liên tiếp từ 1 đến hết. Thao tác đánh số này giúp người sử dụng tiện lợi hơn trong việc tra cứu theo phần sách dẫn.

Sách dẫn: các sự kiện được sắp xếp, phân loại theo từng lĩnh vực khác nhau như: chính trị, hành chính, giáo dục, quân sự, ngoại giao, địa danh, danh thắng…Độc giả quan tâm tới lĩnh vực nào có thể theo bản sách dẫn này tra cứu tất cả những sự kiện liên quan và được chỉ dẫn dưới hình thức số thứ tự của sự kiện.

Phần sách dẫn được sắp xếp theo 15 tiểu mục là sự thuận lợi cho việc tra cứu và tìm hiểu các vấn đề của độc giả.Về cơ bản nội dung của bộ sách đã đáp ứng được mục tiêu cũng như yêu cầu của một bộ Biên niên lịch sử Thăng Long - Hà  Nội đúng với những tiêu chí mà nhóm tác giả đặt ra trong quá trình nghiên cứu và biên soạn.

Bộ Biên niên lịch sử Thăng Long – Hà Nội (phần bổ sung) là công trình tra cứu nhằm mục đích cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết một cách hệ thống và toàn diện về tiến trình lịch sử văn hóa Thăng Long – Hà Nội một cách hệ thống. Cung cấp cho các nhà quản lý thông tin cần thiết về mọi mặt của đời sống đô thị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chỉ đạo thực tiễn. Cung cấp cho các nhà nghiên cứu về lịch sử văn hóa Thủ đô những tư liệu cơ bản, chính xác góp phần nâng cao chất lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến Thăng Long Hà Nội cũng như sự phát triển của ngành Hà Nội học. 

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)