Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 28/11/2019 08:46
Vài nét về huyện Gia Lâm

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông của thành phố Hà Nội; phía Đông giáp các huyện Tiên Du, Thuận Thành và thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Tây giáp các quận Long Biên và Hoàng Mai, thành phố Hà Nội có đại giới là sông Hồng; phí Nam giáp các huyện Văn Giang, Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên; Phía Bắc giáp Long Biên, thành phố Hà Nội.

Tổng diện tích đất tự nhiên (theo số liệu đến ngày 31/12/2016 của Cục Thống kê thành phố Hà Nội)là 270.700 người, mật độ dân số trung bình đạt 2.319 người /km2, trong đó dân số nam trung bình là 134.600 người, dân số nữ trung bình là 136.300 người, dân số trung bình thành thị là 37.200 người dân số trung bình nông thôn là 233.700 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,81

Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội được chính thức thành lập theo Quyết định 78-CP ngày 31/5/1961 của Hội đồng Chính phủ về việc phân chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội thành 4 khu phố và 4 huyện sau khi mở rộng địa giới hành chính của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, phải đến ngày 5/1/2005, sau khi thị trấn Trâu Quỳ được thành lập theo nghị định số 02/2005/NĐ-CP của Thủ thướng Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì huyện Ga Lâm mới có địa giới và đơn vị hành chính ổn định cho đến nay.

Khu vực huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay vốn là một cùng đất cổ, thuộc bộ Vũ Ninh thời Việt cổ, sau đó thuộc đạo Bắc Giang thời Đinh, lộ Bắc Giang thời Tiền Lê và Lý. Thời Trần, vùng này thuộc lộ Kinh Bắc. Trong thời kỳ thuộc Minh, vùng đất này thuộc phủ Bắc Giang.

Từ năm 1428, vùng đất này thuộc Bắc Đạo. Từ năm 1466, vùng đất này thuộc thừa tuyên Bắc Giang. Từ năm 1469, vùng đất này thuộc các huyện Gia Lâm, Diêu Loại và Văn Giang, phủ Thuận An, các huyện Đông Ngạn (cũng đọc là Đông Ngàn)và Tiên Du, phủ Từ Sơn,đều thuộc xứ Kinh Bắc. Sau đó từ đời Hồng Thuận (1509 - 1516), xứ Kinh Bắc đổi thành trấn Kinh Bắc, vùng đất này thuộc các huyện Gia Lâm, Siêu Loại và Văn Giang, phủ Thuận An, các huyện Đông Ngạn và Tiên Du, phủ Từ Sơn, đều thuộc trấn Kinh Bắc.

Thời Mạc (1527 - 1592) phủ Thuận An thuộc trấn Hải Dương, vùng đất này thuộc các huyện Gia Lâm, Siêu Loại và Văn Giang, phủ Thuận An, trấn Hải Dương, các huyện Đông Ngạn và Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.

Từ năm 1593, triều đình Lê - Trịnh đưa phủ Thuận An cắt khỏi trấn Hải Dương, trở về thuộc trấn Kinh Bắc. Từ đây, vùng đất này thuộc các hyện Gia Lâm, Siêu Loại và Văn Giang, phủ Thuận An, các huyện Đông Ngạn và Tiên Du, phủ Từ Sơn, đều thuộc trấn Kinh Bắc.

Từ sau năm 1802 vùng đất này thuộc các huyện Gia Lâm, Siêu Loại và Văn Giang, phủ Thuận An, các huyện Đông Ngạn và Tiên Du, phủ Từ Sơn, đều thuộc trấn Kinh Bắc, thuộc Bắc Thành.

Năm 1822, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh. Từ năm 1831, sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, Bắc Thành bị xóa bỏ, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh.

Từ năm 1832, hai huyện Gia Lâm và Văn Giang thuộc phủ Thuận An được tách ra, lập thành phân phủ Thuận An, đến năm 1862 lại đổi tên thành phân phủ Thuận Thành đều thuộc tỉnh Băc Ninh. Năm 1834, xã Thượng Tốn đổi thành xã Thuận Tốn, tổng Đa Tốn.

Trong thập niên cuối thế kỷ XIX và mấy năm đầu thế kỷ XX, một phần của tỉnh Bắc Ninh được tách ra trong quá trình thành lập các tỉnh Lục Nam (năm 1890 đến ngày 10/10/1895 đổi thành tỉnh Bắc Giang)và Phù Lỗ (6/10/1901, đến ngày 18/2/1904 đổi thành tỉnh Phúc Yên), nhưng toàn bộ phân phủ Thuận Thành và phủ Từ Sơn vẫn thuộc tỉnh Bắc Ninh. Như vậy, cho đến đầu thế kỷ XX, khu vực huyện Gia Lâm hiện nay vẫn thuộc về địa giới hành chính tương tự như trong niên hiệu Đồng Khánh trước đó.

Cũng trong những năm đầu thế kỷ XX, một nhà tư bản Pháp là Macsti lập đồn điền, mộ dân các nơi đến khai phá vùng bãi sậy bạt ngàn nằm giữa các tổng Đa Tốn, Đặc Xá và Đông Dư, huyện Gia Lâm, dần chuyển thành cánh đồng trồng lúa, những người dân khai khẩn đồn điền lập thành các ấp để sinh sống.

Đến năm 1937, huyện Gia Lâm được nâng lên thành phủ Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, các xã đều lập Ủy ban nhân dân lâm thời, giữ nguyên trạng về tổ chức hành chính. Trong quá trình kháng chiến địa giới hành chính có một số thay đổi. Đến ngày 5/1/2005, theo Nghị định số 02/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, thị trấn Trâu Quỳ - thị trấn huyện lỵ của huyện Gia Lâm - chính thức được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Trâu Quỳ. Từ đây khu vực huyện Gia Lâm hiện nay thuộc về địa giới của 22 đơn vị hành chính cơ sở là thịu trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên, các xã Bát Tràng, Cổ Bi, Dương Hà, Dương Quang, Dương Xá, Đa Tốn, Đặng Xá, Đình Xuyên, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Kim Lan, Kim Sơn, Lệ Chi, Ninh Hiệp, Phù Đổng, Phú Thị, Trung Mầu, Văn Đức, Yên Thường, Yên Viên.

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)