Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 28/11/2019 09:17
Huyện Thường Tín với những đổi thay từ thời Nguyễn đến cách mạng tháng Tám năm 1945

Theo những bước thăng trầm lịch sử của trên ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội, huyện Thường Tín của xứ Đông xưa có nhiều thay đổi từ tên gọi đến địa giới hành chính. Sự thay đổi này được ghi vào trong những trang sử sách, nhưng sâu sắc và rõ nét hơn cả có lẽ là trong cuốn Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội, tập 4: Huyện Phú Xuyên – Huyện Thanh Trì – Thường Tín do PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ biên xuất bản trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.

 Với những gì được viết trong Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội thì thời Nguyễn, đầu thế kỷ XIX, vùng đất huyện Thường Tín hiện nay chủ yếu thuộc địa giới của huyện Thượng Phúc và một phần huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng. Huyện Thượng Phúc khi ấy gồm 12 tổng, 82 xã, thôn, châu; huyện Thanh Trì gồm 12 tổng, 100 xã, thôn, phường, châu. Trong đó, các đơn vị hành chính ngày nay thuộc địa phận huyện Thường Tín bao gồm:Tổng Bình Lăng (huyện Thượng Phúc), các xã: Bì Dương, Bình Lăng, Đô Quan, Hương Giai, Quất Động, Tam Xá, Tử Dương, Từ Nhân, Vũ Lăng; Tổng Chương Dương (huyện Thượng Phúc), các xã: An Cảnh, Bộ Đầu, Chương Dương, Chương Lộc, Kỳ Dương, Thư Dương; Tổng Cổ Hiền (huyện Thượng Phúc), các xã: Hưng Hiền, Nhuệ Giang, Nhân Hiền; các thôn Bảo Hiền, Thái Công thuộc xã Cổ Hiền; các thôn Hạ, Thượng Đình thuộc xã Nhị Khê; Tổng Đông Cứu (huyện Thượng Phúc), các xã: Ba Lăng, Cao Xá, Cống Xuyên, Đông Cứu; thôn Vĩnh Mộ thuộc xã Tả Giai; Tổng Hà Hồi (huyện Thượng Phúc), các xã: Bạch Hoa, Đức Trạch, Khê Hồi, Hà Hồi, Phú Cốc, Phương Quế, Quất Tỉnh, Quất Lâm, thôn Bình Vọng; Tổng La Phù (huyện Thượng Phúc), các xã: Gia Phúc, La Phù, La Uyên, Phác Động, Thượng Phúc; các thôn Đình Tổ, Lộc Dư thuộc xã Hoành Phúc; Tổng Thượng Hồng (huyện Thượng Phúc), các xã: Miếu Quán, Thượng Hồng, Trát Cầu, Vân Trai, Yên Phú; các thôn Ngoại, Văn Hội thuộc xã Văn Giáp; Tổng Tín Yên (huyện Thượng Phúc), các xã: Hà Vĩ, Lưu Khê, Tín Yên, An Duyên, Đông Duyên; Tổng Triều Đông (huyện Thượng Phúc), các xã: Liễu Viên, Nghiêm Xá, Triều Đông; Tổng Vạn Điểm (huyện Thượng Phúc), các xã: Địa Mãn, Hoàng Xá, Vạn Điểm, Văn Tự; Tổng Hà Liễu (huyện Thanh Trì), các thôn: Khánh Vân, Hoàng Xá, Đỗ Hà, Xuân Nê, Liễu Nội, Liễu Ngoại thuộc xã Hà Liễu; Tổng Ninh Xá (huyện Thanh Trì), các xã: Duyên Trường, Hạ Thái, Phúc Am, Ninh Xá, Đại Lộ, Bằng Sở; Tổng Thanh Trì (huyện Thanh Trì): thôn Hạ sở Yên Duyên; Tổng Vân La (huyện Thanh Trì), các xã: Nỏ Bạn, Dương Cảo, Đông Thai; các thôn Thị, Thượng, Nội thuộc xã Vân La; Tổng Xâm Thị (huyện Thanh Trì), các xã: Xâm Thị, Xâm Xuyên, Cẩm Cơ, Xâm Dương, Xâm Động, Xâm Hồ.

Ngoài ra, còn có xã Đan Nhiễm thuộc tổng Bối Khê, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên (Ứng Hòa), trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc xã Đan Nhiễm) và châu Tự Nhiên thuộc tổng Vĩnh Hưng, huyện Đông An, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam Thượng (nay thuộc xã Tự Nhiên).

            Sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh (1831), tỉnh Hà Nội được thành lập, gồm 4 phủ, 15 huyện. Từ đó đến cuối thế kỷ XIX, hai huyện Thượng Phúc và Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội. Theo sách Đồng Khánh địa dư chí (1888), huyện Thượng Phúc gồm 12 tổng, 83 xã, thôn. Trong khoảng thời gian này, tổng Thượng Hồng được đổi tên thành tổng Thượng Cung. Ngày 19/7/1888, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Ngày 3/10/1888, Toàn quyền Đông Dương Guillaume Richaud đã phê chuẩn đạo Dụ ngày 1/10/1888 của vua Đồng Khánh, chính thức thừa nhận Hà Nội là “nhượng địa” của chính quyền Pháp. Thành phố Hà Nội thời kỳ này gồm địa giới hai huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương của phủ Hoài Đức cũ. Trong khi đó, tỉnh Hà Nội (phần còn lại - ngoại trừ thành phố Hà Nội và phủ Lý Nhân năm 1890 tách ra thành lập tỉnh Hà Nam), ngày 26/12/1896 chuyển tỉnh lỵ về làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai (nay thuộc quận Hà Đông) và đến ngày 3/5/1902 đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ. Hai huyện Thượng Phúc và Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Cầu Đơ. Ngày 6/12/1904, tỉnh Cầu Đơ chính thức được đổi tên thành tỉnh Hà Đông. Từ đó, hai huyện Thượng Phúc và Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Khoảng năm 1926, huyện Thượng Phúc bị bãi bỏ, các tổng xã thuộc huyện này lệ vào phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Các tài liệu: Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ và Hà Đông toàn tỉnh tổng xã thôn danh sách (1932) cho biết thời điểm này phủ Thường Tín thuộc tỉnh Hà Đông, gồm 15 tổng: Bối Khê, Bình Lăng, Cổ Hiền, Chương Dương, Đông Cứu, Hà Hồi, Hà Liễu, La Phù, Ninh Xá, Thượng Cung, Tín Yên, Triều Đông, Vạn Điểm, Vân La, Xâm Thị (nay chủ yếu thuộc huyện Thường Tín, một phần thuộc các huyện Thanh Trì, Thanh Oai).

            Theo bối cảnh lịch sử sự thay đổi địa giới cũng như tên gọi của Thường Tín nhằm phù hợp cho chính quyền trong quản lý và điều hành. Với huyện Thường Tín cũng nằm trong bối cảnh chung đó với việc chia tách phủ, trấn, chia các tổng của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ đặc biệt là sau cải cách của vua Minh Mệnh năm 1831, không riêng Thường Tín mà hầu như các đơn vị hành chính của cả nước có nhiều thay đổi. Từ các tư liệu lịch sử các tác giả của sách Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội do PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ biên đã ghi chép lại sự đổi thay của các đơn vị hành chính xưa của Hà Nội nay.

Thanh Vân

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)