Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 10/12/2019 10:07
Cảnh lấy chồng chung của phụ nữ Thăng Long xưa

Trong xã hội cũ người phụ nữ luôn bị đàn áp chèn ép cả trong gia đình và xã hội. Địa vị của họ không được khẳng định dù vai trò thì rất quan trọng, chính vì vậy khi nghiên cứu về phụ nữ TS. Nguyễn Ngọc Mai đi sâu vào nghiên cứ nhiều vấn đề trong đó nổi bật là cảnh lấy chồng chung của phụ nữ Thăng Long được thể hiện chi tiết trong cuốn “Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội” thuộc Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến do Nhà xuất bản ấn hành.

 Đó là chưa kể đến những người phụ nữ phải sống trong cảnh ngộ tảo hôn và đa thê của chế độ phong kiến thì những thiệt thòi và đau khổ còn nhân lên gấp bội.  Bằng quan niệm mà giới mày râu truyền tai nhau và nghiễm nhiên cho mình có đặc quyền đó là “trai năm thê bẩythiếp; gái chính chuyên chỉ có một chồng” đã  đẩy người phụ nữ vào cảnh ngộ đã đau khổcòn tự làm khổ lẫn nhau.  Khi chỉ có một chồng, nhiều vợ thì người phụ nữ để đảm bảo cho quyền lợi của mình và con cái mình lắm khi lại phải tranh chấp, mâu thuẫn với nhau, đau khổ thường trực nhiều khi chỉ vì những nguyên cớ rất vụn vặt.

Dân gian người Việt cho đến nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều những câu chuyện cười ra nước mắt của những cảnh vợ cả vợ lẽ. Trong khi người vợ cả với quyền sinh quyền sát tuyên bố trong đau khổ mà trở nên cay nghiệt:

“ Mang dao mang kéo ra đây/Rạch mặt con này lột lấy xõng thâm

Nhà mày có bùa tri âm/ Thì tao chịu cố, chịu cầm chồng tao

Lên trời bắt được ông sao/ Thì tao chịu mất chồng tao cho mày”

Còn đây là lời than thân trách phận của người vợ lẽ cũng khổ đau không kém:

  “Lấy chồng làm lẽ khổ thay/ Đi cấy đi cày chị chẳng kể công

Tối tối chị giữ mất chồng/ Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài

Đến sáng chị gọi: bớ hai!/ Trở dậy nấu cám, thái khoai băm bèo”

Tranh hàng Trống Hà Nội xưa và hoạ tiết trên đồ gốm xứ Bát tràng của Hà Nội nay vẫn còn lưu giữa cảnh đánh ghen trên giấy Dó và nền men gốm sứ Bát Tràng.Chứng kiến đầy rẫy những cảnh sống không bằng chết này, lại cũng  trực tiếp traỉ nghiệm từ cuộc sống đau khổ này mà bước ra, nữ sĩ Xuân Hương đã thay mặt chị em mà phải văng lên thành lời

“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

                                                                                                                    (lấy chồng chung)

Những người phụ nữ lâm vào cảnh ngộ phu tử tòng tử thì số phận lại càng éo le hơn rất nhiều. Pháp luật phong kiến không chỉ bó chặt họ với gia đình nhà chồng khi chồng còn sống và ngay cả khi ông chồng đó không may qua đời thì người phụ nữ cũng không thể nước đi bước nữa bởi:“ tài sản hương hỏa phân chia cho vợ để cung dưỡng một đời, nhưng không được làm của riêng, khi chết hay cải giá phải trả lại cho con chồng hoặc gia đình nhà chồng”  . Không hiếm những trường họp chồng chết rồi còn bị gia đình nhà chồng ghẻ lạnh, hắt hủi cho là có số sát chồng thì còn cực khổ trăm đường.

Tố Như đã đúc lên câu thơ bất hủ:

“ Đau đớn thay phận đàn bà!/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

                                                                                                                            (Kiều)

Đặc biệt ở vào giai đoạn cuối mạt kì của chế độ phong kiến phản động thì tôn pháp Khổng Mạnh không những là công cụ áp bức, bóc lột gò bó kìm hãm phụ nữ mà còn tỏ ra phản động hơn khi chính đám quan lại, vua chúa tự vỗ ngực mình là những hiền nhân quân tử nhưng vẫn coi khinh và làm nhục phụ nữ. Tất cả chúng đều coi phụ nữ như là những nô lệ và tìm mọi cách để chà đạp lên phẩm giá của họ.

Ở trong kinh thành đã vậy, vùng ngoại vi xung quanh Thăng Long thì những hủ tục còn ghê gớm hơn nhiều. Làng phương Bảng (Hà Tây cũ) trước có phong túc cứ vào rằm tháng tám nếu gia đình nào có cô gái chê chồng thì lập tức bị bọn tuần phiên ập vào nhà lục đống rơm, đống thóc, thậm chí khiêng cả hòm ba gian đi để bắt bằng được cô gái chê chồng đó điệu về nhà chồng, vùa đi vừa sỉ nhục, cấu xé, đấm đạp…Làng Sài sơn còn có lệ mở hội Chiêm để trừng trị các cô gái hê chồng, các cô gái dù đang xay thóc, dệt cửu đều bị lôi ra đình, chịu nhục hình đánhbằng dây chạc, roi song, roi mây hỏi tội tại sao chê chồng rồi điệu về nhà chồng và bố mẹ cũng khôngthể nào can thiệp.

Cuộc sống đầy rẫy bất công và khắc nghiệt này với phụ nữ đã đè nặng lên các thế hệ phụ nữ Thăng Long xưa, khiến cho hầu hết người phụ nữ không thể nào ngóc đầu lên nổi. Những tư tưởng dã man vay mượn đó dẫu bằng mọi cách được tầng lớp cai trị phổ biến trong xã hội và được cả pháp luật bảo hộ, nhiều thế hệ đàn ông hủ nho tìm mọi cách bảo lưu nhưng có lẽ sức kiềm tỏa của nó đến đời sống dân gian bình dân là không sâu sắc lắm, vì vậy ngay từ thế kỷ XV tại Thăng Long đã có những dẫu hiệu phản kháng của phụ nữ chống tư tưởng phong kiến bằng mọi cách khi thì âm thầm, khi thì công khai và càng về sau càng dữ dội. Điển hình là vào thế kỉ XVIII khi mà gốc rễ của chế độ quân chủ lung lay, chế độ phong kiến càng tỏ ra phản động thì phong trào đòi nữ quyền đã bắt đầu từ chính những phụ nữ có học hành chữ nghĩa đã dùng ngòi bút của mình như một thứ vũ khí để đấu tranh. Kín đáo hơn thì dùng lời lẽ của nhân vật khuê các như cung nữ ngâm để biểu lộ quan điểm của mình như Đoàn Thị Điểm  hay bộc trực và mạnh mẽ có Hồ Xuân Hương, còn phụ nữ bình dân thì nói thẳng nói toạc ra rằng:

“ Ba đồng một mớ đàn ông/ Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha

Ba trăm một mụ đàn bà/ Mua về để trải chiếu hoa cho ngồi”

Hoặc “Một trăm con trai, không bằng lỗ tai con gái”. Quả quyết hơn người phụ nữ nông dân còn tuyên bố “Đói lòng ăn nắm lá xung/ Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng” Hay “Chồng ta áo rách ta thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người”

Hấp thu văn hóa quý tộc để rồi lan tỏa rộng rãi trong chốn dân gian là một trong những quy luật văn hóa của vùng đất này, đây chính là lý do rất dễ dàng nhận thấy dường như trong bất hoạt động nào của đời sống dân chúng nơi đây cũng có dấu ấn của sự chuẩn mực, khuôn thước, cầu kỳ, tinh tế sành điệu và nhã nhặn từ cái ăn đến cái mặc. Song mặt trái của những phong cách ấy là những lệ luật hà khắc cũng nhiều và chính những lề luật ấy đã khuôn bó con người phải chấp nhận và tuân thủ mà không được phép phản kháng. Trong một xã hội có giai cấp thì ngay chính trong giới của mình người phụ nữ cũng tự phân hóa. Chính điều này khiến cho toàn thể chị em phụ nữ trong xã hội khó mà nắm lấy tay nhau để tạo ra áp lực đòi những quyền lợi cho giới mình. Đó là lý do khiến dù là một nửa của xã hội Thăng Long nhưng chính họ không thể tạo ra sức mạnh để đòi những quyền lợi chính đáng cho phái mình. Phân hóa ngay chính trong giới của mình là điều khiến họ càng khó tự bảo vệ cho chính mình ngay cả trong thời bình.

                                                                                                                                                  Lê Ngân

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)