Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 11/12/2019 02:55
Phác họa bản sắc người Thăng Long - Hà Nội và sự tác động đối với sự phát triển kinh tế đối ngoại

Với vị thế một kinh đô lâu đời, Thăng Long – Hà Nội đã là nơi hội tụ kết tinh những tinh hoa văn hóa của những vùng miền, địa phương khác nhau trong cả nước. Cũng như phần lớn các đô thị trên thế giới, Thăng Long –Hà Nội là nơi tập trung một khối dân cư đa dạng bao gồm nhiều nhóm xã hội khác nhỏ hơn, khác nhau về mức sống, tâm lý và khuôn mẫu ứng xử. Những đặc điểm tính cách này của cư dân có tác động không  nhỏ đến sự hình thành và phát triển của kinh tế đối ngoại Thăng Long từ trong lịch sử. Nội dung này đã được PGS.TS Nguyễn Quang Lân và Tô Xuân Dân phác thảo trong cuốn sách Kinh tế đối ngoại Thăng Long – Hà Nội.

Là mẫu hình tiêu biểu của nhân cách Việt, người Thăng Long - Hà Nội tự khẳng định mình ở cấp độ cao hơn với vị thế “thứ nhất Kinh Kỳ”. Họ có ý thức bảo vệ để xứng đáng với danh hiệu “người Hà Nội”, sẵn sàng mở rộng cửa để tiếp nhận những yếu tố tốt đẹp, tích cực của các vùng khác. Đó là một sự tiếp nhận thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên nhưng nghiêm khắc, tạo nên những “sản phẩm” riêng, độc đáo của mình. Xưa kia, dân Kẻ Chợ vẫn nổi tiếng là “khéo tay hay nghề”, cùng một loại mặt hàng, nhưng sản xuất tại Hà Nội thì yêu cầu về chất liệu, độ tinh xảo vẫn hơn những nơi khác. Văn hóa ẩm thực Hà Nội nổi tiếng với những món ăn ngon, sạch và đẹp mắt tới những món quà độc đáo, cách thưởng thức cầu kỳ, lịch sự. Người Hà Nội cũng nổi tiếng là người sành điệu trong  cách ăn mặc, trang phục  đẹp mà nền nã, cũng như cung cách giao tiếp thanh lịch, hào hoa, hiếu khách, lịch sự. Và tất cả những cái đó một khi đã được hình thành thì được duy trì, gìn giữ, tạo thành bản sắc riêng, tạo nên bản tính “kép” của người Hà Nội.

             Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng phác thảo một số tính cách cơ bản của người Hà Nội. Tuy xuất phát từ góc độ khác nhau, song về cơ bản lại khá thống nhất trong việc đưa một số tính chất điển hình, như phác thảo bản chất người Hà Nội. Tiến sĩ Đức Uy trong bài “Có hay không một tính cách người Hà Nội đã phác họa những nét cơ bản về người Hà Nội như sau

1. Chất trí tuệ, văn hiến, hàn lâm

2. Chất hào hoa, phong nhã, tài tử

3. Chất kẻ sỹ

4. Tính hoà đồng

5. Tính chừng mực, trung dung, vừa phải

6. Tính tế nhị, tinh tế, kín đáo

7. Tính bền bỉ, kiên trì

8. Thanh lịch, văn minh

            Có lẽ trong các đặc trưng trên, cái nổi lên rõ nhất, mang tính chung nhất cho người Thăng Long - Hà Nội là đặc trưng “thanh lịch”. Đặc tính này được phản ánh trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân đất Kinh kỳ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu với những biểu hiện cụ thể, thuyết phục về bản chất này của người Hà Nội. Đó là sự thanh nhã, sự thanh cao trong tư duy, tình cảm, tâm hồn, là sự lịch lãm trong cách ứng xử mang tính văn hóa ở bậc cao, mang tính chuẩn mực, là sự sành điệu, tinh tế từ trong cuộc sống thường nhật đến những hoạt động văn hóa đỉnh cao.

Bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực mang tính nổi trội của người Hà Nội, cũng có thể thấy một số mặt được coi là khiếm khuyết, là hạn chế. Chất “kẻ sĩ Bắc Hà”, sự trung dung, đôi khi làm ảnh hưởng đến động lực và ý chí phấn đấu vươn lên. Chất kẻ sĩ “Bắc Hà”, chất trung dung, nhiều khi làm ảnh hưởng đến động lực phấn đấu vươn lên.  Cũng từ chất “kẻ sĩ, trung dung” nên nhiều người ngại va chạm, nhất là trong các cuộc tranh đua, thấy khó, thấy phiền nhiễu thì chọn con đường đơn giản hơn, đỡ phiền phức hơn mặc dù biết là hiệu quả không thật cao

Người Thăng Long - Hà Nội là sản phẩm tinh túy của không gian văn hóa - xã hội Thăng Long - Hà Nội, được hình thành và kết tinh lại trong suốt tiến trình lịch sử, trải qua hàng ngàn năm liên tục biến đổi, hình thành và kết tinh bản sắc, nhân cách của con người Việt Nam nói chung, bên cạnh đó in dấu những đặc trưng riêng của một đô thị Kinh kỳ trong những điều kiện tự nhiên - xã hội cụ thể... Qua quá trình đó, người dân Thăng Long đã mở rộng được nhãn quan chính trị, nhạy bén và rèn luyện được bản lĩnh, trau dồi tinh thần yêu nước bất khuất, yêu chính nghĩa, ghét gian tà; nâng cao trách nhiệm với vận mệnh chung của Tổ quốc, không chịu luồn cúi, xu nịnh; trân trọng với truyền thống, nhưng cũng nhạy bén với cái mới, cái tiến bộ.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, thị dân Hà Nội đã có nhiều thay đổi. Lối sống của người dân thủ đô đã có hiều thay đổi, trong đó có những nét đẹp, văn minh, thanh lịch, hào hoa, nhưng vẫn còn đâu đó đôi lúc đôi nơi chưa đẹp. Tuy nhiên sự bảo tồn và duy trì những nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội vẫn còn đọng lại trong con người Thủ đô hiện đại. Đó chính là một trong những nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong quá trình vươn mình đi lên.

Thiên Bảo

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)