Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 12/12/2019 08:57
Thăng Long Hà Nội với nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ lich sử trong cuốn: “Địa danh hành chính Thăng Long - Hà Nội”

Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) với các tên gọi Long Đỗ, Tống Bình, Đại La. Với vị trí kinh đô, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi tượng trưng cho vị thế, vai trò, và giá trị của Thăng Long Hà Nội qua từng thời kỳ. Cuốn “ Địa danh hành chính  Thăng Long - Hà Nội” đã chỉ ra các tên gọi của Thăng Long - Hà Nội bao gồm:

Thăng Long: Thăng Long, kinh đô mới của Lý Công Uẩn được ghi trong Đại Việt sử ký, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, và do đó bao hàm hai nghĩa: “Rồng bay lên”, và “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Đặt tên Thăng Long với cách viết như trên, vừa ghi lại sự kiện Vua Lý Thái Tổ thấy rồng xuất hiện trên đất được chọn làm Kinh đô mới, đồng thời có sức mạnh kỳ diệu và tốt lành của giống Rồng, rất gần gũi với dân Việt, vẫn tự cho mình là “con Rồng cháu Tiên”.

Trung Kinh: Thời Trần, năm Thiệu Bảo (1279) gọi Thăng Long là Trung Kinh với 2 huyện và 61 phường, năm 1230 đổi là Bình bạc ty, năm 1265 đổi là An phủ sứ, năm 1341 đổi là Kinh sư đại doãn, năm 1394 là Trung đô doãn.

          Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô”. Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”. Đông Đô gồm 1 phủ và 4 châu có phạm vi rất rộng.

Đông Quan: Đây là tên gọi Thăng Long do quan quân nhà Minh đặt ra (1407 – 1427).Tên này tồn tại đến năm 1428. 
         Đông Kinh: Ngày 15/4/1428, Vua (tức Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở Thành Đông Kinh, đại xá đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt đóng đô ở Đông Kinh. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi Thành Thăng Long là Đông Kinh” tên gọi này tồn tại suốt thời Lê sơ và thời Lê-Trịnh.

Trung Đô: Một tên gọi khác của Thăng Long xuất hiện thời vua Lê Nhân Tông
           Bắc Thành: Đời Tây Sơn (Nguyễn Huệ - Quang Trung 1787 - 1802), vì Kinh đô đóng ở Phú Xuân (tức Huế) nên gọi Thăng Long là Bắc Thành. Năm 1831-1832 vua Minh mệnh chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ ở kinh đô. Tỉnh Hà Nội chính thức được thành lập.

Hà Nội: Sách Lịch sử thủ đô Hà Nội cho biết: “Năm 1831, Vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ Ứng Hoà, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội”. Từ đó tới nay, kinh thành nước Việt giữ nguyên tên Hà Nội.
Ngoài ra, Thăng Long - Hà Nội còn có một số tên không chính quy như  Long Thành, Trường An (Tràng An), Kinh kỳ, Hà Thành, Kẻ Chợ.

                                                                                                  Ánh Tuyết

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)