Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ bảy, 30/04/2022 04:36
Đôi điều cảm nhận sau chuyến thực tế Côn Đảo

Để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, đồng thời nâng cao hơn nữa cho các cán bộ, biên tập viên, người lao động kiến thức thực tế, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế tại Côn Đảo trong những ngày tháng 4 lịch sử..

 

 

Là nhà xuất bản duy nhất của Thủ đô, Nhà xuất bản Hà Nội là Nhà xuất bản tổng hợp, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Với chức năng xuất bản các ấn phẩm và tài liệu về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, văn học, nghệ thuật và các văn hóa phẩm khác phục vụ cho yêu cầu công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng bộ thành phố Hà Nội, đáp ứng và định hướng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân Thủ đô và cả nước, góp phần xây dựng Thủ đô công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Để đáp ứng tốt việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố, đồng thời nâng cao hơn nữa cho các cán bộ, biên tập viên, người lao động kiến thức thực tế, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế tại Côn Đảo – nơi trong quá khứ, từng được biết đến là một địa ngục trần gian, nơi ghi dấu ấn lịch sử của một thời kỳ đấu tranh của dân tộc vừa hào hùng vừa bi thương còn in dấu trên vùng đất này.

Trước khi có chuyến đi thực tế tại Côn Đảo thì chúng tôi chỉ biết nơi đây qua những trang sách, bài báo và có biết hơn tên một địa danh ấy là những xúc cảm, những kỷ niệm, ký ức của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày của Hà Nội được sưu tầm, biên soạn thành sách “Kiên trung bất khuất” mà tôi biên tập.

Chúng tôi đến với Côn Đảo vào những ngày tháng tư lịch sử và đúng dịp 47 năm Côn Đảo được giải phóng (1/5/1975), chấm dứt 113 năm tồn tại hệ thống nhà tù được xem là “địa ngục trần gian”. Nhà tù được thành lập ngày 1 tháng 2 năm 1862 do tướng Bonard, tư lệnh quân viễn chinh Pháp ký quyết định thành lập, biến Côn Lôn (một tên gọi của Côn Đảo trước đó) thành nơi giam giữ các phạm nhân chống Pháp. Về sau, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phát triển nơi đây thành hệ thống nhà tù và nơi lưu đày, chủ yếu là tù chính trị với hệ thống chuồng cọp nổi tiếng.

Vượt xa những trang sách, những ký ức được kể lại của những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày, khi bước chân đến Côn Đảo và đặc biệt là thăm Bảo tàng Côn Đảo – nơi lưu giữ những kỷ vật đã gắn bó suốt giai đoạn kháng chiến chống thực dân, đế quốc ở chốn “địa ngục trần gian” của các cựu tù chính trị Côn Đảo. Mỗi kỷ vật, hình ảnh qua lời thuyết minh khiến đoàn thực tế chúng tôi ai cũng bồi hồi xúc động và càng hiểu sâu sắc hơn sự ghi dấu truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta, nêu cao những tấm gương bất khuất của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Sau khi thăm Bảo tàng, chúng tôi được thuyết minh viên dẫn đoàn thăm hệ thống nhà tù của Côn Đảo. Có lẽ mọi ngòi bút cũng không thể nào diễn tả được hết thực tế mà chúng tôi được biết thế nào gọi là phòng giam biệt lập, thế nào gọi là chuồng cọp... Dẫu chỉ mô phỏng một số phòng giam thôi và thời gian đã cách xa với quá khứ thì những gì đã diễn ra nơi đây quả tình còn hơn cả “địa ngục trần gian” bởi “địa ngục” chỉ là sự tưởng tượng còn thực tế với đòn roi và các hình thức tra tấn dã man của kẻ địch thật sự khủng khiếp.

Côn Đảo không chỉ được biết đến là nơi “địa ngục trần gian” trước kia mà còn là vùng đất linh thiêng. Theo số liệu thống kê dưới chế độ nhà tù Côn Đảo, khoảng 20.000 người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã chết và được chôn cất tại Nghĩa trang Hàng Dương. Đứng trước phần mộ người nữ anh hùng Võ Thị Sáu, hơn cả sự linh thiêng mong cầu sự che chở,  ai cũng nghẹn ngào xúc động với hình ảnh người con gái vùng đất đỏ bé nhỏ mà gan dạ kiên cường, cùng với đó là hàng hàng lớp lớp ngôi mộ của các chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống cho nền độc lập, hòa bình hôm nay. Mỗi tấc đất nơi đây đều thấm đẫm máu xương và nước mắt của bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, những cựu tù chính trị, vẫn còn đó hàng ngàn ngôi mộ vô danh.

Thế hệ chúng tôi hôm nay luôn trân trọng quá khứ hào hùng, tinh thần kiên trung, bất khuất trước kẻ địch của những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

 

Đàm Ly

 

 

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)