Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 28/06/2022 10:01
Xây dựng gia đình hạnh phúc là nền tảng xây dựng xã hội

   Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, hạt giống của xã hội là gia đình". Chính vì vậy, ngày 4/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các cấp, các ngành, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

        Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Nhằm khẳng định những giá trị tốt đẹp từ truyền thống gia đình được kế thừa, phát huy từ văn hóa văn hiến nghìn năm, GS.TS. Lê Thị Quý đã có bài viết chuyên đề “Phụ nữ Thủ đô gìn giữ, phát huy giá trị gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ đổi mới” trong sách “Phụ nữ Hà Nội trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô”.


Gia đình tế bào, một thiết chế hội trong cấu trúc hội. Sự ổn định phát triển của gia đình vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định phát triển hội. Những giá trị về văn hoá gia đình một bộ phận không thể thiếu được làm nên những giá trị văn hoá chung của văn minh nhân loại. “Gia đình” “Xã hội” là hai phạm trù quan trọng có mối quan hệ biện chứng, tương tác không thể tách rời, sự phát triển hoặc suy thoái của cái này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hay suy thoái của cái kia. Trong ngôn ngữ tiếng Việt, khái niệm nước nhà (hoặc quốc” và gia”) được đặt ngang nhau để chỉ về T quốc trong đó bao gồm nhiều gia đình chung nguồn gốc, tổ tiên, ngôn ngữ phong tục tập quán. Bởi vậy “Nước mất thì nhà tan, nước giàu thì nhà thịnh”, có lẽ luôn là chân lý của mọi thời.

Gia đình cũng một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ xã hội giữa con người với con người, con người với làng xóm, cộng đồng, đất nước. Bởi vậy, việc củng cố gia đình, xây dựng các quan hệ gia đình lành mạnh bao giờ cũng sở đầu tiên cho việc củng cố hội, xây dựng các quan hệ hội lành mạnh việc xây dựng hội lành mạnh cũng đóng góp cho bầu không khí trong sạch cho chính gia đình.

Vì những lý do đó, phụ nữ Thủ đô hiện đại không chỉ chăm lo cho gia đình mình còn chăm lo cho cộng đồng, hội. Từ thuở dựng nước đến đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong đó phụ nữ Nội cho đất nước, cho Thủ đô rất to lớn. Giáo Karen Gottschang Turner, giảng viên từng dạy trường đại học Havard đã rất xúc động trước sự hy sinh của phụ nữ Việt Nam. nhà sử học đã sang Việt Nam nhiều lần từ sau Đổi mới kinh tế năm 1986 tác giả cuốn sách “Giặc đến nhà đàn cũng đánh”, từng nói: “Việt Nam không thể thắng Mỹ nếu không sự tham gia của phụ nữ. Trong khi phụ nữ Mỹ không bao giờ phải tham gia binh nghiệp thì phụ nữ Việt Nam tham gia đủ các binh chủng, vừa bế con vừa cầm súng. Hình ảnh đó làm lay động hàng trăm triệu trái tim phụ nữ thế giới. Những năm tháng chiến tranh đã đem lại cho phụ nữ Việt Nam quá nhiều đau thương, chết chóc tàn phá nên chỉ những giấc được trở về nhà sống trong cuộc sống gia đình bình thường điều đã giúp họ sống.”

Trong sự tiếp biến giá trị văn hóa mới hiện nay, phụ nữ Thủ đô với vai trò của mình sẽ tiếp tục đề cao giá trị yêu thương, chia sẻ để tạo nền tảng xây dựng hệ giá trị con người thời đại mới. Phụ nữ Thủ đô được xác định nhân tố trung tâm trong xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.

Đàm Ly - phòng Biên tập

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)