Index was outside the bounds of the array. Giới thiệu Tuyển tập Địa bạ Thăng Long Hà Nội - Nghiệm thu bản thảo "Huyện Chương Đức và huyện Thượng Phúc"
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức
Thứ năm, 20/04/2017 02:54
Giới thiệu Tuyển tập Địa bạ Thăng Long Hà Nội - Nghiệm thu bản thảo "Huyện Chương Đức và huyện Thượng Phúc"

 Chiều 19/4, Ban Quản lý Dự án tủ sách Thăng Long Nghìn năm Văn hiến giai đoạn II đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu bản thảo "Tuyển tập Địa bạ Thăng Long" dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng GS-TS Vũ Minh Giang, nguyên Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội.

 

 

Mở đầu PGS.TS. Vũ Văn Quân chủ biên tuyển tập địa bạ Thăng Long trình bày khái lược, kết cấu quá trình biên soạn, biên dịch địa bạ huyện Chương Đức và Thượng Phúc.

       

TS.Vũ Ngọc Nhuận, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm nhận xét tổng quan và phản biện  những ý kiến bổ sung về huyện Chương Đức, trước đây phần lớn thuộc Chương Mỹ, Tổng Chúc Sơn cũng thuộc Chương Đức Diện tích 233km2. Từ vựng Hán Việt có 8 tổng : Bột Xuyên, Chúc Sơn, Hoàng Xá, Lương Xá, Quảng Bị, Tuy Lai, Văn La, Viên Nội và 18 xã. Bản dịch địa bạ cung cấp cho người đọc nhiều vùng đất lưu giữ vốn Nôm cổ quý như : Bãi Đột, Xứ Cửa Quán, Rộc Cả, xã Đường Dật, Phủ Bèo, Đồng Sóc, Đồng Thích, xứ Đồng Cả... Các nhà khoa học đặt vấn đề nhiều câu hỏi về dịch từ Hán cổ ra Hán hiện đại dịch giả nên giải thích rõ nghĩa một số vấn đề (giải nghĩa trong địa bạ cổ nêu). Phản biện nêu: thống nhất Xứ ấy và Y xứ liền mạch trong toàn tập.  

       

Huyện Thượng Phúc ( thuộc Thường Tín)

   

Gồm các tổng : Bằng Lăng, Chương Dương, Cổ Hiền, Đông Cứu, Hà Hồi, La Phù, Phượng Dực, Thụy Phú, Thượng Hồng, Tín Yên, Triều Đông, Vạn Điểm, có 12 tổng và 72 xã. TS.Nguyễn Ngọc Nhuận yêu cầu hiệu đính và  đặt ra những vấn đề cần dịch giải rõ nghĩa.

      

PGS-TS Trần Thị Vinh, Viện Hán Nôm bổ sung những ý kiến vấn đề về dịch thuật, nhón biên dịch đã sắp xếp theo thứ tự như các huyện, các chức dịch trưởng thôn đầy đủ, không nhầm tiểu mục ở các huyện khác, chú giải một số thắc mắc văn bản gốc quá mờ, dịch không thống nhất  "Ô VUÔNG"  lúc dịch là Đông, lúc dịch là Cửa, dịch thuật cần thống nhất. Bổ sung chú thích địa danh mới, nghiên cứu chế độ ruộng đất thời Nguyễn: ruộng Công, và  Tư (ruộng tư chiếm ưu thế) lấn át ruộng công. Ruộng đất thời cổ, thể hiện tính manh mún, nhỏ lẻ.

      

Huyện Thượng Phúc bản tiếng Việt, dịch thể hiện văn bản gốc thống nhất , một vài xã thôn, tiêu chí Hạ điền và Thu điền, trong mục 2.1 Công điền không có. Về công điền 2.1 Công tư điền thổ trong bản/ xã, bản thôn trừ đi số tư điền còn thừa ruộng (do số liệu thiếu hoặc các xã trong thôn ngày xưa Ẩn lậu ruộng đất ( khi thu thuế điền trạch).

      

PGS- TS Nguyễn Thị Phương Chi, nguyên Phó tổng  Biên tập Tạp chí nghiên cứu Lịch sử: Địa bạ dịch giả trình bày rõ ràng, thống nhất trong địa bạ nhất là bản/xã công tư điền thổ.

     

PGS- TS Phạm Thị Thùy Vinh, Viện nghiên cứu Hán Nôm, số ruộng tư xã Đoan nữ/ Rộc nữ ở đây số chủ ruộng nữ chiếm phần đa, có lẽ cũng mang tên làng. Trong thời kỳ trung đại thì trong một huyện thường tên tổng và tên xã nhắc đến như tổng Viên Nội, chỉ có địa bạ xã Đường Lễ, tổng Văn La, chỉ có địa bạ xã Mỗ Xá, tổng Quảng Bị, chỉ có địa bạ xã Đồng Luân, sau mỗi tập bổ sung phần từ vựng phong phú hơn, xã có đàn ông nhiều như: họ Quách, họ Vũ,... thể hiện chủ sở hữu ruông tư của xã chính yếu là các dòng họ. Một số thống nhất:  Viên - Vườn  . Khi mất chữ khôi phục đặt vào  [  ], để biết đó là ý kiến nhóm biên soạn. Giải thích một số chỗ ghi là Tả bạ, Tá tả bạ, Đại tả bạ , cần chua thêm chữ Hán.

      

PGS-TS  Nguyễn Đức Nhuệ, Phó viện trưởng Viện sử học Việt Nam, UV Ban tư vấn chuyên môn sách tư liệu tổng hợp (Dự  án tủ sách) nội dung bản dịch thống nhất, bổ sung từ mả, cửa, rộc, du,  trong cụm địa danh một số xứ đồng theo mẫu chữ Nôm một số cuốn trong tập địa bạ trước đây của các huyện đã nghiệm thu.      Chủ đầu tư Đồng chí Lê Tiến Dũng, Lê Đại Biểu, Phạm Quốc Tuấn, TM Ban Quản lý dự án góp ý bổ sung, nêu rõ trong Lời nói đầu, lời đề dẫn, nên đưa bản đồ vào minh họa có địa chỉ cũ mới cho bạn đọc và các nhà nghiên cứu dễ nhìn và sưu tra,  những góp ý các tập trước, bản thảo nghiệm thu 2 huyện lần này chỉnh chu hơn về bố cục và kết cấu, thiếu Thượng Phúc. Tổng tập địa bạ cổ sẽ lên đến 14.000 trang và 15 tập.

       

Chủ tịch hội đồng  GS- TS Vũ Minh Giang,  kết luận 8 điểm và thống nhất cao,  công trình địa bạ chi tiết chất lương, sau khi  rà soát, fomat , giới thuyết rõ cấu trúc. Địa bạ  Thăng Long được xuất bản  trong tủ sách nghìn năm văn hiến giai đoạn II lần này, khẳng định thang bậc trong phát triển mới về nghiên cứu Địa bạ. 15 tập sẽ được bổ sung vào tủ sách trong giai đoạn cuối của dự án.

                                                                                                       

Nhà báo : LÊ BIỂU

Phó TGĐ, Phó ban Quản lý Dự án

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)