Index was outside the bounds of the array. Ký ức cầm súng nơi biên cương
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức
Thứ hai, 13/02/2023 02:02
Ký ức cầm súng nơi biên cương

Những ký ức chiến tranh không thể nào quên, nó bám rễ, hằn sâu trong tâm trí những người lính, khiến nhiều người phải cầm bút để viết cho mình, viết để tưởng nhớ đồng đội, viết gửi thế hệ sau hiểu thêm cha ông đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc như thế nào. Cuốn sách “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” đã ra đời như thế. 

 

 

 

Nằm cách cửa khẩu Tà Lùng hơn mười cây số, đèo Khau Chỉa là tuyến phòng ngự quan trọng trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc tháng 2-1979. Nơi đây đã ghi dấu những chiến công cùng sự hy sinh oanh liệt của những người lính và nhân dân tỉnh Cao Bằng mùa xuân hơn 40 năm trước. “Ôi Khau Chỉa, Tà Lùng bi hùng, đau thương đẫm máu của Trung đoàn 567, đến bây giờ sau bốn mươi năm nhớ lại, thương các đồng đội hy sinh trong đau đớn, thịt nát xương tan, nước mắt của chúng tôi vẫn cứ rơi”...

Ngày 12-2, tại Hà Nội, cuốn sách “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long đã được giới thiệu đến bạn đọc.

Cuốn sách là tổng hợp những ký ức của tác giả và đồng đội về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc trong mười năm 1979 - 1989. Là một người lính từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên mặt trận Cao Bằng, nhiều năm sau chiến tranh, tác giả Nguyễn Thái Long đã dành công sức để gặp gỡ và lắng nghe, ghi chép và thu thập nhiều thông tin, tư liệu, ký ức từ đồng đội mình để rồi gắn kết thành những thước phim chiến tranh chân thực và sinh động trên từng trang sách. 

 “Tôi không phải là nhà văn, nhà báo nên cuốn sách viết ra thật khó khăn và phải viết đi, viết lại nhiều lần. Nhưng nếu không viết ra, tôi như mắc nợ các anh em đồng đội của mình, mắc nợ nhân dân Cao Bằng đã sát cánh cùng tôi chiến đấu, và có lỗi với con cháu mình vì đã để chúng không biết thêm về Khau Chỉa, Tà Lùng, Vị Xuyên nơi mấy chục năm trước đã thấm đẫm máu đào những người chiến sĩ biên cương, những người lính Trung đoàn 567” - tác giả Nguyễn Thái Long chia sẻ.

Viết về một cuộc chiến tranh, tác giả Nguyễn Thái Long không đơn thuần ghi lại các thông tin, sự kiện khô cứng, mà ông muốn kể câu chuyện của mình, câu chuyện của những đồng đội mình, qua đó tái hiện lịch sử trong tâm thế của một người trong cuộc với khôn nguôi nỗi nhớ thương đồng đội, nỗi căm phẫn quân thù, và niềm đau đáu của người ở lại. Không gọt giũa cầu kỳ câu chữ, sự kết hợp giữa quan sát của cá nhân tác giả và lời kể của chiến sĩ - những đồng đội của tác giả từng tham gia chiến đấu - đã làm nên nét độc đáo cho tác phẩm, giúp câu chuyện trở nên chân thực ở những chi tiết cụ thể, đồng thời lại bao quát tương đối rộng lớn và phong phú toàn cảnh chiến trường. 

Xuất hiện dày đặc trong cuốn sách là những tên người, tên địa danh gắn liền với cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Đó là anh hùng Nguyễn Chí Cương hy sinh vì vướng phải bãi mìn, là người lính trẻ Mai Xuân Quang một mình chiến đấu giữa vòng vây trùng điệp của quân thù, là pháo thủ Hồ Tuấn đạp cò khẩu 14 ly 5 đỏ rực nòng súng khiến địch ôm đầu máu tháo chạy, là đại đội trưởng Phạm Xuân Giao hết tiếp tế, phải tự uống nước tiểu cho đỡ cảm giác cháy xé trên đôi môi khô khốc phồng rộp, là người lính già Nguyễn Văn Hoan - bố Hoan yêu quý và đáng kính của Tiểu đoàn 1… Cho đến nay, dẫu người mất, người còn, nhưng họ mãi luôn là những biểu tượng bất khuất của tinh thần yêu nước.

Đan cài trong những trang sách là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Một sớm mùa thu hoa dã quỳ nở bừng sắc vàng rực rỡ, những bụi cỏ tranh sắc lẹm mọc trên sỏi đá khô cằn, những đêm đông ấm sực bên bếp lửa nhà sàn của gia đình đồng bào dân tộc. Thậm chí, ngay giữa cái ớn lạnh trong cuộc phá vây vượt đường luôn thường trực bị địch phục kích, tác giả vẫn kịp mềm lòng “khi nhìn thấy những cánh hoa đào nở muộn bên suối lung linh trong ánh nắng sớm mai”...

Tác giả Nguyễn Thái Long, sinh năm 1955, quê tại phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Năm 1972, ông nhập ngũ rồi học y sĩ trong quân đội. Năm 1975, ông ra trường, được điều về Trung đoàn 567 - đơn vị tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Năm 1987, ông chuyển ngành làm bác sĩ chuyên ngành Tâm thần, sau làm Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bắc Giang. Ông nghỉ hưu năm 2015.

(Theo Hạ Yến/hanoimoi.com.vn)

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/sach/1055352/ky-uc-cam-sung-noi-bien-cuong

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)