Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Chính trị - Pháp luật
Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông (1926-2010)

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 6 tháng 9 năm 2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác sưu tầm - nghiên cứu - biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hà Đông nhiệm kỳ 2010 – 2015 tổ chức sưu tầm, bổ sung tư liệu và biên soạn cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông (1926-2010)”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014.

Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Quận Hà Đông
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 560 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 1.67)
Giới thiệu về sách:
Cuốn sách được biên soạn, bổ sung, chỉnh lý trên cơ sở những tư liệu, sự kiện lịch sử giai đoạn từ 1930 – 2000 đã được xuất bản trong ba tập “Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông”, tập 1 từ 1930 - 1954, tập 2 từ 1954 - 1975, tập 3 từ 1975 đến 2000. Đặc biệt trong lần xuất bản này ban biên soạn đã bổ sung nhiều sự kiện, tư liệu quan trọng trong khoảng thời gian từ 1930 đến năm 2000 mà trước đó chưa được đưa vào sách, hơn nữa bổ sung phần lịch sử 10 năm Hà Đông bước vào thiên niên kỷ mới.

Chặng đường lịch sử 84 năm của Đảng bộ quận cùng những đặc điểm về địa lý, dân cư và truyền thống của vùng đất Hà Đông được tái hiện tương đối đầy đủ và rõ nét trong 13 chương của cuốn sách. Trong đó, chương 1 (Hà Đông – vùng đất và con người) giới thiệu khái quát những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư và truyền thống của Hà Đông, để bạn đọc phần nào hình dung được những biến thiên của lịch sử, của sự thay đổi về địa giới hành chính từ trước khi Hà Đông chính thức trở thành một quận của Thành phố Hà Nội (1/8/2008).

Từ chương 2 đến chương 13 là các chặng đường lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Hà Đông từ khi bị thực dân Pháp chiếm đóng từ cuối thế kỷ XIX đến 10 năm đầu của thế kỷ XX. Đó là những năm tháng phải sống dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến mà Hà Đông là lỵ sở của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Dưới tác động của những chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp cùng những “sản phẩm” của chế độ phong kiến, nhân dân Hà Đông vô cùng cực khổ, bần cùng. Dù được coi là mảnh đất “trăm nghề” với nhiều nghề thủ công truyền thống nhưng đông đảo nông dân, thợ thủ công vẫn phải bỏ quê đi “tha hương cầu thực”. Chính cuộc sống lầm than đó đã nuôi dưỡng ý chí đấu tranh cách mạng để nhân dân Hà Đông bước vào cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, các làng xã của Hà Đông đều là trung tâm phong trào cách mạng của tỉnh Hà Đông, là an toàn khu của Xứ uỷ Bắc Kỳ trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945. Cuối năm 1946, Vạn Phúc – Hà Đông là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở và làm việc, nơi Người viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến để cả dân tộc nhất tề vùng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, 6/10/1954 thị xã Hà Đông được giải phóng, trong niềm hân hoan phấn khởi, cán bộ và nhân dân Hà Đông khẩn trương bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất; cải tạo quan hệ sản xuất; xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, góp phần cùng miền Bắc đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau 30/4/1975, Đảng bộ và nhân dân Hà Đông đã lãnh đạo nhân dân tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng đó là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Hà Đông đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên thực hiện các mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dù có những khó khăn, vất vả, thiếu thốn, nhưng Đảng bộ và nhân dân Hà Đông vẫn đoàn kết, nhất trí, một lòng tin theo sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từng bước thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, góp phần cùng quân dân cả nước hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ và nhân dân quận đã được lãnh đạo Đảng, nhà nước và thành phố Hà Nội ghi nhận qua các thời kỳ.

Tám mươi tư năm là một chặng đường cách mạng đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất đỗi tự hào về truyền thống đấu tranh cách mạng, lao động sản xuất của Đảng bộ và nhân dân quận Hà Đông. Hy vọng qua cuốn sách này bạn đọc nói chung, những người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hà Đông nói riêng sẽ càng thấy tự hào và thêm yêu mảnh đất giàu truyền thống này. Hơn bao giờ hết, Đảng bộ quận mong muốn cuốn sách này sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong quận để phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, phấn đấu xây dựng quận Hà Đông ngày càng giàu mạnh, văn minh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông (1926-2010)”.

 

 

Sách cùng chuyên mục

Luật Dân sự Việt Nam - bình giải và áp dụng - luật thừa kế

Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 là Bộ luật dân sự thứ ba của nhà nước dân chủ nhân dân. Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. 

PGS,TS Phùng Trung Tập
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
368
14,5x15,5cm

Kỷ yếu Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Đông Anh - 40 năm xây dựng và trưởng thành

Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập, được sự đồng ý của Huyện uỷ Đông Anh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Đông Anh tổ chức biên soạn xuất bản cuốn sách Kỷ yếu Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Đông Anh – 40 năm xây dựng và trưởng thành (1975 - 2015). Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành quý III/2015.

Huyện uỷ Đông Anh
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
60 trang
14,5 x 20,5 cm

Tổ quốc nơi đầu sóng: Hướng về biển đảo quê hương

 Biển, đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô về vị trí, vai trò, tiềm năng và thế mạnh của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao ý thức của cộng đồng và trách nhiệm của xã hội, khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, tạo chuyển biến trong hành động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Thành phố, các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, các đơn vị chức năng liên quan tổ chức xuất bản cuốn sách Tổ quốc nơi đầu sóng qua các tác phẩm báo chí. Sau một năm ra mắt bạn đọc Thủ đô và cả nước, tác phẩm đã được đánh giá tốt, nhận được hoan nghênh của giới nghiên cứu khoa học, để phổ biến rộng rãi hơn, từ cuốn Tổ quốc nơi đầu sóng qua các tác phẩm báo chí, Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Cổ phần Tri thức Sách Việt Nam xuất bản bộ 3 tập: Tập 1: Biển đảo - Chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam; Tập 2: Những “cột mốc sống” kiên cường trên biển và Tập 3: Hướng về biển, đảo quê hương.

Nhiều tác giả
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
256 trang
13 x 20,5 cm

Sổ tay đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

Căn cứ vào Luật số 77/2015/QH13 ban hành ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 có quy định một số nội dung cơ bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

 

 

 

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
152 trang
13 x19cm

Hà Nội – Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014), thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức biên soạn, xuất bản cuốn sách ảnh “Hà Nội – Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình”. Cuốn sách dày 320 trang với hơn 450 khoảnh khắc tiêu biểu về Hà Nội trên con đường dựng xây và phát triển, ra mắt vào dịp kỷ niệm trọng đại của Thủ đô thân yêu, được trưng bày tại Hội sách Hà Nội – năm 2014 với chủ đề “Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014)” diễn ratừ 26/9 đến 2/10/2014 (Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội, số 19C Hoàng Diệu - Ba Đình).

Nguyễn Kim Sơn (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
320 trang
23 x 30 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)