Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Suy ngẫm đầu tuần

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc . Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi đắp và kết tinh, tạo nên sức sống mãnh liệt , giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió, phát triển và lớn mạnh.

Tác giả: Báo Hà Nội Mới
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2012
Tổng số trang: 218 trang
Kích thước: 15 x 22 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

   Trong xu thế giao lưu và hội nhập, bản sắc văn hóa Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Biên giới mềm về văn hóa không còn là những khái niệm haynhững lời cảnh báo mà nó ngày càng lan rộng, tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội, đặc biệt là giới trẻ.Sự phát triển của truyền thông hiện đại đã xóa nhòa nhữngrào cản,những luồng gió độc của văn hóa ngoại lai ùa vào,làm lung lay những chuẩn mực về giá trị đạo đức, tư tưởng nhân văn. Do vậy, bảo tồn nền tảng văn hóa dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cũng là trách nhiệm của báo chí nói chung và Báo Hànộimới nói riêng.
 
   Qua lăng kính văn hóa, nhìn vào những vấn đề kinh tế- xã hội, có thể nhận thấy hàng loạt nguy cơtrước mắt và cả những nguy cơ có sức ảnh hưởnghưởng lâu dài đến sự trường tồn của dân tộc. Có rất nhiều vấn đề mà dung lượng một bài viết bình thường khoảng 800 - 1.000 chữ không thểbao quát hết. Chuyên mục Suy ngẫmđầu tuần của Báo Hànộimới ra đời nhằm chuyển tải những thông tin đã được mổ xẻ , phân tích, bình luận dưới nhiều góc cạnh của nhiều vấn đề với chiều sâu văn hóa và mang đậm tính nhân văn.
 
   Suy ngẫm đầu tuần đề cậptrực diện nhiều vấn đề “nóng”của xã hội với cách nhìn riêng, vừa bao quát, vừa cụ thể và mang đậm tính chiến đấu của một tờ báo Đảng của Thủ đô. Do vậy, hình thành chưa lâu, là một trong những chuyên mục mới của Báo Hànộimới nhưng Suy ngẫm đầu tuần đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc bởi tính chính luận cao và một phong cách khác biệt so với nhiều chuyên mục chuyên mục của các tờ báo phát hành trên cả nước.
 
   Cũng vì thế Suy ngẫm đầu tuần đã thu hút được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn, nhà báo …với những trang viết giàu suy ngẫm, giàu trăn trở thể hiện trách nhiệm của người cầm búttrước những vấn đề bức xúc của xã hội. Đẩy lùi cái xấu, nhân rộng cái đẹp, góp phần bảo vệ , gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc như một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là mục tiêu đã, đang và tiếp tục được đặt ra với Suy ngẫm đầu tuần.
 
   Nhân dịp Báo Hànộimới kỷ niệm 55 năm ra số hằng ngày đầu tiên và đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những Suy ngẫm đầu tuần mang nhiều ý nghĩa ấy.

 

Sách cùng chuyên mục

Tướng Vương Thừa Vũ - một người Hà Nội

Trung tướng Vương Thừa Vũ là một trong những danh tướng tài ba mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của Quân đội nhân dân Việt Nam như một huyền thoại.

Nguyễn Chu Phác
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
224 trang
14.5 x 20.5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
298 trang
14,5 x 20,5 cm

Tài liệu lịch sử Hà Nội

 Một trong những yêu cầu của chương trình hiện hành môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là coi trọng đúng mức nội dung lịch sử địa phương, coi lịch sử địa phương là bộ phận quan trọng, có mối quan hệ và tác động qua lại đến lịch sử dân tộc, là một phần của lịch sử dân tộc. 

Ngô Thị Hiền Thuý (chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
68 trang
17 x 24cm

Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013)

Nằm ở cửa ô phía tây bắc cách trung tâm thành phố không xa, địa bàn phường Yên Phụ một bên giáp với sông Hồng, một bên giáp với hồ Tây - thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, lớp lớp cư dân nơi đây đã đoàn kết, chung tay tạo dựng truyền thống tốt đẹp: lao động cần cù, mở mang làng xóm, phát triển kinh tế, kiên cường bất khuất chiến đấu giữ làng, giữ nước. Yên Phụ còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như đình Yên Phụ, chùa Trần Quốc… thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
256 trang
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)