Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Kiên trung bất khuất, tập 4

  Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã có hàng vạn người con ưu tú của Thủ đô bị địch bắt, tù đày, hàng ngàn chiến sĩ cộng sản bị tra tấn dã man, nhiều người bị thương tật, tàn phế, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Nhưng các chiến sĩ cách mạng bị giam trong ngục tù của đế quốc vẫn kiên trung bất khuất, giữ trọn khí tiết của người cộng sản, giữ vững ý chí của người cách mạng với niềm tin son sắt vào thắng lợi cuối cùng.

Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ban Đại diện các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 252
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Cuốn hồi ký Kiên trung bất khuất, tập 4 viết về các tấm gương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày đã vượt qua những tổn thất về thể xác và tinh thần, phát huy truyền thống kiên trung bất khuất trong các nhà tù, trại giam của địch khi trở về đời thường tiếp tục học tập rèn luyện, sống có ích cho gia đình, xã hội. Họ là những tấm gương sáng đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.

Trở về sau cuộc chiến tranh ác liệt với tinh thần bất khuất, anh dũng, kiên cường đã được tôi luyện, thử thách ở nhà tù đế quốc, các đồng chí tiếp tục cống hiến sức lực của mình cho công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Nhiều đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, nhà nước, quân đội, cán bộ chủ chốt của các bộ, ban, ngành, trung ương và nhiều đồng chí là các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi, mẫu mực trong công tác, sản xuất và sinh hoạt ở địa phương. Thế hệ hôm nay luôn trân trọng quá khứ hào hùng, tinh thần kiên trung bất khuất trước quân thù của những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày.

Cuốn sách Kiên trung bất khuất, tập 4 là tài liệu quý giá góp phần giáo dục tinh thần yêu nước và cách mạng, khơi dậy niềm tự hào, truyền thống anh dũng, kiên trung bất khuất của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

“Hà Nội chỉ nam”

 “Hà Nội chỉ nam” của Nguyễn Bá Chính được Nghiêm hàn ấn quán in năm 1923. Đây được đánh giá là một cuốn cẩm nang có tính hướng dẫn du lịch, hành chính về Hà Nội thuộc loại sớm nhất của nền xuất bản chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về thành phố Hà Nội cũng như những thông tin hữu ích, cần thiết như tên các phố theo cách gọi tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Việt, tên những nhà thương lớn, những quán cơm và phòng trọ, những địa chỉ cần dùng, và không thể thiếu là chỉ dẫn về các tuyến xe lửa có điểm đến, điểm đi là Hà Nội... Không chỉ vậy, “Hà Nội chỉ nam” còn giới thiệu vừa đầy đủ vừa ngắn gọn về những danh lam thắng cảnh, những địa chỉ đáng đến cho khách ghé thăm Hà Nội.

Nguyễn Bá Chính
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
192 trang
14 x 20,5 cm

Từ điển Âm nhạc Việt Nam

Cuốn “Từ điển âm nhạc Việt Nam” tác giả Vũ Tự Lân chủ biên viết về tác giả, tác phẩm, về thuật ngữ âm nhạc Việt Nam và thế giới, đây sẽ là cuốn sách đáp ứng lòng yêu nhạc và muốn tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam và thế giới của đông đảo bạn đọc. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

Vũ Tự Lân
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
420 trang
26.5 x 26 cm

Giới thiệu sách “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”

Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật ngâm thơ và ca trù, cái tên “Kim Dung” đã trở nên thân thiết với khán thính giả trong và ngoài nước trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Cuộc đời sự nghiệp của Nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung cùng những tình cảm yêu mến của khán thính giả dành cho người nghệ sĩ “của nhân dân” này đã được thể hiện qua cuốn tự truyện “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

NSƯT. Vũ Kim Dung
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
252 trang
13 x 20,5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
298 trang
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)