Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930 - 2017)

 

Xã Xuân Nộn nằm ở vị trí phía bắc của huyện Đông Anh, là vùng đất ven sông Cà Lồ - phân lưu của sông Hồng, do vậy vùng đất này đã được chọn là địa bàn quần cư, sinh sống của cư dân Việt cổ từ rất sớm.

Xuân Nộn gồm có 5 làng cổ: Lương Quy (Kim Lớn), Đường Yên (Kim Con), Xuân Nộn (Bẽ), Đình Trung (Nhạn Đình), Đường Nhạn (Nhạn Đường), Kim Tiên (Tươn) và khu dân cư mới chợ Kim.

Tác giả: Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Nộn
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2018
Tổng số trang: 412 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:

 

Với bề dày lịch sử có từ buổi đầu dựng nước, Xuân Nộn đã góp phần vào quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng và vùng đất Đông Anh “địa linh nhân kiệt”. Chặng đường lịch sử hơn 80 năm (1930-2017), Xuân Nộn đã trải qua nhiều thay đổi về quản lý hành chính. Tên gọi từ xã Đào Nguyên (4/1946), xã Tự Do (5/1949-5/1965), đến xã Xuân Nộn (5/1965 đến nay). Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn đạt được là kết quả của truyền thống yêu nước, tinh thần dấu tranh cách mạng của người dân nơi đây. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập (10/10/1946), cán bộ, đảng viên và nhân dân xã Đào Nguyên đã phát huy được tinh thần cần cù trong lao động, anh dũng trong chiến đấu, đoàn kết một lòng cùng nhân dân cả nước vượt qua mọi thử thách, hy sinh xương máu để chiến đấu và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Đến nay, sau 30 năm đổi mới, những thành tựu to lớn đạt được về kinh tế, văn hóa, xã hội đã tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Xuân Nộn tự tin đồng hành trên con đường đổi mới toàn diện, tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện địa hóa xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Trải qua hơn 80 năm đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn luôn tự hào vì đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Đánh giá tổng quát thành tựu trong cả quá trình xây dựng và phát triển, ta thấy được sự hy sinh lớn lao, góp phần xương máu và công sức của biết bao thế hệ người dân xã Xuân Nộn. Đồng thời, cuốn sách khẳng định sự lãnh đạo của Đảng bộ là nhân tố quyết định thắng lợi của những biến đổi lớn lao, làm cho xã ngày càng hòa nhập và phát triển không ngừng với các xã khác trong huyện Đông Anh và của thủ đô Hà Nội.

Ghi nhận những đóng góp và thành tích đặc biệt xuất sắc rất đáng tự hào của xã, Xuân Nộn vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang trong thời kỳ chống Pháp.

Để tri ân những người con ưu tú của Xuân Nộn đã có công lao to lớn, hy sinh xương máu để bảo vệ, xây dựng quê hương, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời nhằm ghi lại tiến trình phát triển lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến và quá trình phát triển lớn mạnh và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn qua các giai đoạn lịch sử, để nhân dân Xuân Nộn thêm tự hào về quá khứ vẻ vang và phát huy truyền thống anh hùng trong sự nghiệp xây dựng quê hương qua các giai đoạn lịch sử, Đảng bộ xã Xuân Nộn đã chú trọng công tác nghiên cứu, sưu tầm biên soạn cuốn sơ thảo “Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ nhân dân xã Xuân Nộn thời kỳ 1945-1990”. Cuốn sách này là tài liệu quý đã phục dựng sinh động các giai đoạn đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm của quê hương. Từ đó đến nay trải qua gần 30 năm, có những tư liệu, sự kiện cần được bổ sung, chỉnh lý, đánh giá khách quan và đầy đủ hơn, nhất là trong quá trình xây dựng và phát triển của địa phương trong thời kỳ đổi mới.

Để phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng qua các giai đoạn lịch sử hào hùng của Đảng bộ và nhân dân trong xã, Ban chấp hành Đảng bộ xã Xuân Nộn khóa XXVIII quyết định tổ chức biên soạn, in ấn và phát hành cuốn sách “Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930-2017)”. Cuốn sách được xây dựng trên cơ sở kế thừa cuốn sơ thảo “Lịch sử truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn thời kỳ (1945-1990)” xuất bản năm 1994, đồng thời bổ sung nhiều sử liệu còn thiếu nhất là trong giai đoạn từ 1990-2017. Ngoài Lời giới thiệu, Thay lời kết và Phụ lục, sách có bố cục với 5 chương chặt chẽ, logic:

Chương 1: Xuân Nộn - Vùng đất, con người và truyền thống lịch sử văn hóa giới thiệu khái quát về địa lý hành chính, đặc điểm tự nhiên dân cư, các đặc điểm về phong tục, truyền thống của xã.

Chương 2: Cuộc vận động cách mạng, đấu tranh giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp (1930 - 1945) phản ánh quá trình vận động cách mạng của xã Xuân Nộn từ khi có Đảng lãnh đạo đến khi kháng Pháp thành công.

Chương 3: Cách mạng xã hội chủ nghĩa và kháng chiến chống Mỹ cứu nước (19454-1975) ghi lại quá trình khôi phục hàn gắn vết thương chiến tranh, góp phần đánh Mỹ thống nhất đất nước của Xuân Nộn.

Chương 4: Khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc (1975-1985) cho thấy quá trình khôi phục kinh tế và đóng góp cho cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của nhân dân toàn xã.

Chương 5: Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng và phát triển quê hương (1986-2017) nêu lên những thành tựu đáng tự hào của Xuân Nộn trên chặng đường đổi mới, xây dựng quê hương.

Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu cuốn sách.

Sách cùng chuyên mục

Thế sự và Mắt nhìn

Trong vòng 30 năm qua, nhiều biến động dữ dội và bất ngờ đã diễn ra trong đời sống quốc tế, tác động sâu sắc đến tất cả các nước trong đó có Việt Nam - quốc gia nằm ở một trong những vùng xung yếu nhất của thế giới hiện đại. Các trục quan hệ, các tầng lợi ích đan cài vào nhau hết sức phức tạp và nhạy cảm làm cho việc nhìn nhận, phân tích thế sự trở thành một thách thức lớn đối với các nhà bình luận thời cuộc. Trong bối cảnh đó, Hồ Quang Lợi là cây bút chính luận ngày càng được chờ đợi, tin cậy và mến mộ.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
380 trang
14,5 x 20,5 cm

Từ điển Âm nhạc Việt Nam

Cuốn “Từ điển âm nhạc Việt Nam” tác giả Vũ Tự Lân chủ biên viết về tác giả, tác phẩm, về thuật ngữ âm nhạc Việt Nam và thế giới, đây sẽ là cuốn sách đáp ứng lòng yêu nhạc và muốn tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam và thế giới của đông đảo bạn đọc. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

Vũ Tự Lân
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
420 trang
26.5 x 26 cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
298 trang
14,5 x 20,5 cm

Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội

Nằm ở phía tây bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được nhà Sử học Phan Huy Chú ghi nhận là nơi tụ khí, tinh hoa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân trong huyện chung lưng đấu cật, vật lộn với những bất lợi của tự nhiên để khai phá và cải tạo đất đai, lập nên làng xóm trù mật. Dựa trên nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, kết hợp các nghề thủ công, cư dân các làng hình thành một thiết chế làng – xã chặt chẽ, gắn tình cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên với cộng đồng.
Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đông Anh
NXB Hà Nội
2010
740 trang