Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Thú ăn chơi người Hà Nội (Tập 1)

 Sinh ra ở Cẩm Giàng, Hải Dương nhưng nhà văn Băng Sơn sống và gắn bó cuộc đời mình với Hà Nội. Ông từng viết “Hà Nội có cái gì thì con người tôi có cái ấy, dù tôi không phải là Bách khoa thư lưu trữ toàn bộ những thứ gì liên quan đến Hà Nội, nhưng gần như một đời thâm nhập vào Hà Nội, tôi tự thấy mình quá hiểu Hà Nội lắm rồi", “Nếu còn sống, tôi còn tiếp tục viết, và viết về Hà nội, nơi tôi sống, nơi tôi yêu và nơi mà từ lâu tôi đã xem là máu thịt của mình”. Tình yêu ấy được ông gửi trong những trang bút ký viết về mảnh đất Thủ đô yêu dấu trong đó có “Thú ăn chơi người Hà Nội” - tập 1. 

Tác giả: Băng Sơn
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 300 trang
Kích thước: 13,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 4.00)
Giới thiệu về sách:

 

Với 34 bài tản văn, đi từ “Tản mạn về ăn”, “Tản mạn về uống”, tác giả đã tái hiện bức tranh ẩm thực muôn màu của mảnh đất Thủ đô. Lật giở từng trang viết, người đọc bắt gặp sự phong phú, đa dạng của một nét văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Ở đó có những món ăn gần gũi, quen thuộc được nhiều người biết đến, chứng minh được sức sống qua sự chọn lọc của thời gian. Đó là món phở, món bún nhiều hương vị hấp dẫn (“Phở”, “Bún chả”, “Bún thang”), là món tết cũng món ngày thường nhiều sắc màu khơi gợi đầy đủ giác quan, ngũ vị, là bao thức quà sáng, trưa, chiều đầy quyến rũ, mê đắm lòng người (“Cốm vòng”, “Mứt sen trần)… Nhưng đó cũng có thể đơn giản là một bắp ngô rang, một bát gia vị khéo pha, một loại rau thơm như đôi nhánh gừng, dăm lá húng làm dậy lên hương vị món ăn; hoặc những sản vật bốn phương đổ về nhờ bàn tay người phụ nữ Hà thành thanh lịch mà thành đặc sản như chả rươi, sứa tươi… Hay cũng có thể chỉ là những thứ bánh trái theo mùa, quà vặt theo tiết… đơn sơ mà để lại niềm thương, nỗi nhớ trong mỗi người Hà Nội, đặc biệt với những ai phải xa mảnh đất ngàn năm tuổi này. Thậm chí, Băng Sơn còn viết rất kỹ về “Món không khí” , dù vô hình, không vị mà thiếu nó nhiều bữa cỗ cao lương mĩ vị, nhiều bữa tiệc mâm cao cỗ đầy cũng trở nên nhạt nhẽo, không tròn vị. Gắn với món đặc biệt ấy là vài ba giai thoại về những văn nhân tao nhã, cầu kỳ trong thưởng thức từng món ăn.

Cũng như thế, trong dàn hợp âm của văn hóa ẩm thực, có nhiều món ăn chỉ rộ lên một thời và rồi chìm khuất đi trong nhịp chảy trôi của thời gian mà phở “ngẩu pín” là một ví dụ, nhiều người từng biết, từng ăn đôi khi cũng chạnh lòng nhớ khi đã vắng bóng từ lâu. Cùng với đó, Băng Sơn giới thiệu những người đã làm nên “thương hiệu” riêng cho từng món ăn. Cốm là của làng Vòng, nhưng bánh cốm nhất định phải đến hiệu Nguyên Ninh phố Hàng Than, phở Đông Mỹ ở Cầu Gỗ,… Cái ăn tưởng “quá khẩu thành tàn” mà trong trang văn của ông bỗng hội vào đó biết bao điều lý thú, biết bao những xoay vần của thời thế, cuộc đời.

Và với bất kỳ món ăn nào, người Hà Nội đều thưởng với sự ung dung và tấm lòng trân trọng, biến việc ăn uống thành một nét văn hóa tinh tế: “Suy rộng ra cái ăn cái uống quả là hàm nghĩa chứa yếu tố văn hóa cao vậy. Tùy nhận thức và con mắt nhìn mà đánh giá nó, thực hiện nó, chứ đâu phải giàu sang hay nghèo khó mà nói rằng không thể… Cũng không phải là một kiểu “đài các” đáng chê như có người lên án. Giàu mà trọc phú thì cũng không biết cách ăn uống. Sang mà bần tiện thì cũng chỉ là học đòi”. Bởi vậy, viết về mỗi món ăn ấy, Băng Sơn không chỉ dừng ở việc miêu tả đồ ăn, cách ăn, từng nguyên liệu được chọn lựa ra sao mà đã tái hiện bằng sự sống động của con chữ, sự tinh nhạy của giác quan, bằng khả năng thưởng thức ẩm thực với tất cả niềm say mê, trân trọng. Qua đó, người đọc hình dung được những nét hào hoa, thanh lịch, tinh tế của người Hà Nội, cũng như những đổi thay, sự biến chuyển của những thức ăn vừa quen vừa lạ của đất Thủ đô.

Bây giờ, khi cái thú ăn và thú chơi thanh lịch một thời của người Hà Nội đang bị "xê dịch, biến thiên" ở mức báo động thì người ta phải tìm lại những giá trị hào hoa vốn có là điều đương nhiên. Những thú ăn, thú chơi ấy đã không chỉ “vang bóng một thời” mà có sức sống lâu bền trong dòng chảy văn hóa đất Kinh kỳ. Để khi tìm về những nét giá trị bền vững bến rễ trong đời sống bình dị, ta nhận ra, ẩn sâu trong những trang viết là tình yêu của Băng Sơn dành cho Hà Nội mà ông gắn bó, mến yêu, nơi ông thân thuộc đến từng hàng cây, góc phố, những con người tài hoa, cả những món ăn vừa cầu kỳ, kiểu cách, vừa dân dã thân quen.

“Thú ăn chơi người Hà Nội” - tập 1 được viết bằng sự khảo cứu công phu, tỉ mỉ, bằng sự am tường sâu sắc về ẩm thực Hà thành. Miếng ăn quen thuộc, cái ăn thường ngày qua những câu chữ của Băng Sơn bỗng trở thành đáng quý, một thứ văn hóa sống động, gần gũi, ai cũng nên biết và nên gìn giữ.

Nếu như độc giả đã gặp hình ảnh một Hà Nội hào hoa, tinh tế những năm bốn mươi thế kỷ trước trong bút ký của Thạch Lam, hay từng say lòng trước vẻ đẹp của vùng Bắc Hà thời những năm 1960 qua nỗi nhớ của Vũ Bằng thì tùy bút Thú ăn chơi người Hà Nội - tập 1 của nhà văn Băng Sơn một lần nữa mở ra những trải nghiệm thú vị về con người Hà Nội trong thập niên 90.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu.

Sách cùng chuyên mục

Những tháng năm rực rỡ

 Cuốn tiểu thuyết “Những tháng năm rực rỡ” do Nghiêm Thị Thu Hương dịch cũng đã được chuyển thể thành phim điện ảnh ăn khách cùng tên năm 2014. 

Ae-ran Kim
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
344
14 x20,5 cm

Nhật ký nước mắt

 Một câu chuyện đầy nước mắt của một chàng trai Jeong Min Sik sinh ra trong một gia đình quyền quý nhưng không may chàng trai này bị gay từ hồi còn đi học. 

Yong Kim
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
280 trang
14x20.5 cm

Trâm (tập 4) - Chim liền cánh

 Vụ án gia đình đã sáng tỏ, tiểu thái giám Dương Sùng Cổ đã quang minh chính đại lấy lại tên Hoàng Tử Hà, nhưng kèm theo đó là danh phận cô không hề mong muốn: vị hôn thê của Vương Uẩn, vị vương gia hào hoa phong nhã vẫn đau đáu tình cảm với cô gái được đính ước từ thuở mười sáu. Mối dây ràng buộc giữa 3 người Hoàng Tử Hà - Lý Thư Bạch - Vương Uẩn dường như càng gỡ càng rối. Sự đấu đá của các thế lực trong triều cũng càng lúc càng gia tăng, Quỳ vương bị vu cáo bắt giam, Hoàng Tử Hà đành cầu đến sức mạnh nhà họ Vương giải gỡ, món nợ với Vương Uẩn càng thêm nặng.

 

Châu Văn Văn
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
554 trang
14 x 20,5 cm

Bóng tối và ánh sao

 

Bóng tối và ánh sao là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc sống của hai con người đối lập Samuel Gerard và Leda Etoile.

Laura Kinsale
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
488 trang
15 x 24 cm

“Chuyện kể trăng nghe”

 “Chuyện kể trăng nghe” là tuyển tập gồm hai mươi sáu truyện ngắn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Shin Kyung-Sook. Hai mươi sáu câu chuyện được chia làm bốn phần để kể cho trăng non, bán nguyệt, trăng rằm và trăng già (Kể cho trăng non - 6 truyện, Kể cho bán nguyệt - 7 truyện, Kể cho trăng rằm - 6 truyện, Kể cho trăng già - 7 truyện). Mỗi truyện chỉ vỏn vẹn vài trang, có khi được bắt đầu từ những suy nghĩ vu vơ, những cái cớ quá đỗi bình thường của cuộc sống như tìm chỗ trồng một cái cây, giận dỗi người bạn đời, chuyện đi nhỏ răng,… Từ đó nhà văn khắc họa một khoảnh khắc thoáng qua tưởng như chẳng có gì mà lại có bao điều để kể, về gia đình, bạn bè, công việc, và những điều tủn mủn nhất trong đời sống thường ngày. Tất cả được thể hiện bằng văn phong nhẹ nhàng, cách dẫn truyện cuốn hút, những xúc cảm chân thật của chính tác giả.

Shin Kyung Sook
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
168 trang
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)