
Sách văn học - nghệ thuật
Giới thiệu cuốn sách “Chuyện quanh ta”
“Để lại tiếng thơm cho đời qua cách sống của mình” chính là tâm niệm, là quan điểm sống của tác giả cuốn “Chuyện quanh ta” - PGS.TS. Phạm Quang Long - người đã từng là Phó Giám đốc Đại học Quốc gia, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH & NV, người đã nhiều năm đứng đầu ngành văn hóa Thủ đô.
Tác giả:
Phạm Quang Long
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2019
Tổng số trang:
380
Kích thước:
14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:
Là người hiểu biết sâu sắc và tinh tế, lại chịu khó quan sát xung quanh tác giả Phạm Quang Long đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính khái quát, lâu dài có tầm vóc quy mô và cả những ứng xử nhỏ trong phạm vi hẹp, nhưng đầy đủ nội hàm của văn hóa qua các bài viết của mình. Nhưng chuyện đề dù lớn hay nhỏ, ngôn từ nghiêm cẩn sâu cay hay pha chút hài hước giễu cợt thì bạn đọc vẫn dễ dàng nhận ra tấm lòng chân thành đầy vị tha nhân ái luôn đau đáu với cuộc đời và với con người của ông qua từng con chữ.
Văn hóa là nền tảng tinh thần, thể hiện tầm cao, chiều sâu trí tuệ và trình độ phát triển của một xã hội. Đồng thời, văn hóa cũng thể hiện bản sắc và truyền thống của một dân tộc. Nói văn hóa chính là nói đến con người, con người vừa là chủ thể vừa là mục tiêu hướng đến của văn hóa. Mọi nỗ lực phát triển văn hóa đều nhằm xây dựng con người hoàn thiện, sống hạnh phúc trong một xã hội tốt đẹp. Trong thế giới hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, cuộc chạy đua lớn là cuộc chạy đua về trí tuệ trong xây dựng nền kinh tế tri thức để tạo ra của cải dồi dào cho xã hội mà không quên nâng niu, gìn giữ hệ thống giá trị tinh thần quý báu, không gian sống, hồn cốt của đất nước của dân tộc - nhất là với thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Việc chuẩn bị một hành trang đủ cho hội nhập để mình vẫn còn là mình chính là bản lĩnh dân tộc, là nhân cách văn hóa thật sự hết sức cần thiết. Hơn ai hết, mỗi người dân Hà Nội phải ý thức sâu sắc vinh dự và trách nhiệm của mình để sống cho xứng đáng với danh hiệu Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình. Từng ngày, từng người bằng những việc làm cụ thể động viên mình động viên người sống tốt đẹp và lan tỏa đến tất cả tình yêu thương con người và cuộc đời.
Trân trọng tình cảm và lòng nhân hậu, đầy trách nhiệm của một công dân gương mẫu đã gắn bó hơn nửa thế kỷ với mảnh đất, con người Thủ đô, Nhà xuất bản Hà Nội xin được giới thiệu cuốn “Chuyện quanh ta” trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến đến đông đảo bạn đọc.
Châu Minh
 Sách cùng chuyên mục
Người Thăng Long
Trong nền văn học Việt Nam, nhà văn Hà Ân xứng danh là cây đại thụ trong các nhà văn đương đại viết về lịch sử. Đọc tiểu thuyết lịch sử của ông, người đọc không cảm thấy sự khô khan, trúc trắc bởi các sự kiện lịch sử đã đi vào nội tâm nhân vật, lý giải vấn đề lịch sử bằng cái nhìn của ngày nay, cùng với sự tưởng tượng của nhà văn. Tất nhiên ông vẫn là tôn trọng chính sử, coi chính sử là cái mốc thời gian để trên đó hư cấu theo ý đồ của mình nêu lên những ý nghĩa nhân văn và đạo đức cao cả. Nhắc đến Hà Ân là nhắc đến một con người uyên bác, kiến văn sâu rộng, và ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế. Với những tiểu thuyết lịch sử viết về Thăng Long - Hà Nội đặc biệt là tiểu thuyết “Người Thăng Long”, Hà Ân không chỉ tái hiện một thời đoạn oai hùng nhất của lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, vương triều Trần, mà ông còn làm sống dậy những anh hùng, hào kiệt mang hào khí Đông A. Dù chỉ tái hiện lịch sử trong một lát cắt là cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai, nhưng ở đó khung cảnh, đất và người Thăng Long lại được tạo dựng một cách oai hùng, lắng đọng và đi vào chiều sâu từ chính những điều bình thường nhất đó là lối sống, là nếp nghĩ, cách ứng xử, nếp sinh hoạt tinh tế, khéo léo và thanh lịch của người Tràng An.
Hà Ân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
380
14,5x20,5
Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội
Là tác phẩm đại diện cho tinh hoa truyện ngắn về Thăng Long - Hà Nội. Thể hiện tinh thần, tư tưởng, tâm hồn, phong thái, cốt cách, lối suy nghĩ cũng như sự nghiệp chiến công của người Thăng Long - Hà Nội. Nhóm biên soạn đã căn cứ vào tiến trình lịch sử của sự vận động và phát triển của thể loại truyện ngắn để cung cấp cho người đọc một cái nhìn mang tính lịch đại, nêu được những thành tựu nổi trội của từng giai đoạn, thời kỳ.
Chủ trì tuyển chọn: Nhà văn Lê Minh Khuê
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
2856 trang
Giới thiệu sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”
Tại giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến ra mắt năm 2010, mảng sách Văn học - Nghệ thuật đã giới thiệu đến độc giả nhiều bộ sách có chất lượng tốt như: “Tuyển tiểu thuyết Thăng Long - Hà Nội” (8 tập), “Tuyển tập truyện ngắn Thăng Long - Hà Nội”(3 tập), “Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội” (3 tập), “Tuyển thơ Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ” (2 tập), “Nghìn năm sân khấu Thăng Long”… Tuy nhiên vẫn còn thiếu một bộ môn nghệ thuật rất quan trọng, đó là mỹ thuật. Nhằm bổ khuyết cho sự trống vắng đó, ở giai đoạn II của Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách “Mỹ thuật Thăng Long - Hà Nội”. Cuốn sách do nhóm tác giả là những nhà nghiên cứu mỹ thuật chủ trì biên soạn gồm Nguyễn Đức Hòa (chủ biên), Trần Hậu Yên Thế và Nguyễn Đức Bình.
Nguyễn Đức Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
420
20x30
Gương mặt văn học Thăng Long
Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
GS. Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
840 trang
|
|
|