Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn học - nghệ thuật
Giới thiệu cuốn sách “Xin chữ”

 Xin chữ là nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt. Xin chữ không chỉ thể hiện những tâm nguyện sâu xa thầm kín mà còn là sự gửi gắm niềm mong ước của mỗi người vào những con chữ. Do vậy những chữ được xin, được tặng luôn mang giá trị tinh thần sâu sắc.

Tác giả: Phạm Quang Nghị
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 388
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 1.00)
Giới thiệu về sách:

Với tác giả Phạm Quang Nghị, khi có cơ hội xin chữ, ông luôn suy nghĩ, cân nhắc thận trọng bởi ông quan niệm những chữ đó là phương châm xử thế, là tôn chỉ mục đích trong cuộc sống có tác dụng nhắc nhở, răn dạy mình sống và làm theo. Vì vậy, trong một lần ông được nhà thư pháp Nhật Bản có nhã ý đề chữ tặng, cũng như sau này nhà thư pháp hàng đầu Việt Nam cho chữ, sau một hồi ngẫm nghĩ, ông đã xin bốn chữ: “Quang Minh Chính Đại” để treo tại phòng làm việc. Theo ông, “những chữ ấy luôn nhắc nhở, khuyến khích tôi dốc lòng cho công việc, cố gắng học làm người đi thẳng, đứng thẳng, ngồi thẳng và nói thẳng”. Và như ông tâm sự, ông cũng có chung những ước mong như mọi người, muốn được tặng, được cho những chữ mang ý nghĩa chúc phúc, cao sang, cầu tài cầu lộc... nhưng “Dù gì mình cũng là quan chức mà quan chức thì thời nào cũng cần một sự liêm chính, đúng mực”.

Bạn đọc thường chỉ biết đến một Phạm Quang Nghị là chính khách, là chính trị gia mà ít người biết rằng ông đã từng có năm năm lăn lộn ở chiến trường, trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt với tư cách phóng viên, là cán bộ trực tiếp bám dân, bám cơ sở. Ngay từ trong gian khổ đó, thói quen viết đã ngấm vào ông. Rồi sau này khi đảm đương những trọng trách của quốc gia và Hà Nội, ông vẫn luôn tranh thủ những khoảng thời gian vô cùng ít ỏi xen giữa bộn bề công việc để viết - những bài báo ngắn có, dài có thấm đẫm hơi thở của cuộc sống và không ít những bài tham luận, lý luận về các vấn đề kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng.... Chính ông thừa nhận: “... dù bận bịu đến đâu tôi cũng luôn dành thời gian để viết báo”. Qua hơn ba mươi năm làm công tác lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, sau hai nhiệm kỳ là ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy Hà Nội, vào giữa năm 2017 khi đã bàn giao công việc, bạn đọc được tiếp cận gần hơn, hiểu hơn cuộc sống nội tâm phong phú và rất giàu cảm xúc của TS. Phạm Quang Nghị - một công dân Thủ đô gương mẫu, một nhà báo sắc sảo, một nhà lãnh đạo gần dân, luôn lắng nghe để thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ mọi tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Người đọc đã có dịp gặp gỡ, trò chuyện cùng tác giả khi mở những trang sách “Xin chữ”. Cuốn sách đã thu hút sự quan tâm và để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả.

Sau hơn hai năm ra mắt, thể theo nhu cầu của đông đảo bạn đọc, trong khuôn khổ Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, Nhà xuất bản Hà Nội tái bản cuốn Xin chữ. Ở lần xuất bản này, cuốn Xin chữ gồm 3 phần chính:

- Phần thứ nhất: Hà Nội trong tôi

- Phần thứ hai: Sống trong lòng người

- Phần thứ ba: Những khoảng khắc của cuộc đời

Bài giới thiệu của nhà thơ Bằng Việt: “Xin chữ - từ tâm nguyện đến hành động” và đôi lời “Cùng bạn đọc” của tác giả vẫn được giữ nguyên như bản in lần đầu.

Trân trọng một nhà lãnh đạo có tâm và có tầm đã có nhiều năm dành toàn tâm lực và trí lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển của Thủ đô, Nhà xuất bản Hà Nội một lần nữa xin giới thiệu cuốn Xin chữ của tác giả Phạm Quang Nghị đến đông đảo bạn đọc.

Châu Minh

Sách cùng chuyên mục

Tuyển tập Ngô gia văn phái

“Tuyển tập Ngô gia văn phái” là công trình được đầu tư nghiên cứu từ nhiều năm nay, được đánh giá là thành tựu lớn nhất trong dòng văn học đương đại cả về số lượng và chất lượng.
PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
1664 trang
16 x 24 cm

Tuyển tập ký - tản văn Thăng Long - Hà Nội

Trong suốt 10 thế kỷ với biết bao biến thiên, đổi thay của đất nước, của Thủ đô thì những bài ký, tản văn - với vai trò “được ghi chép” hay nói đúng hơn là mang dấu ấn trực tiếp của “sự kiện” đã thể hiện một bức tranh khá sinh động, chân thực và khá đầy đủ về cuộc sống xã hội, con người, văn hoá, lối sống phong tục truyền thống của kinh thành Thăng Long xưa (từ năm 1010) trải qua bao biến thiên lịch sử cho đến Hà Nội ngày nay.
Chủ trì tuyển chọn: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
2184 trang

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long

Thể loại sách: Sưu tầm, Tuyển chọn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
952 trang

Tuyển tập Văn thơ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Văn học - Nghệ thuật.
PGS. Trần Lê Sáng (Chủ trì tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 3376 trang

Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập Tản Đà”

Công trình “Tuyển tập Tản Đà” là một đề tài hết sức cần thiết và xứng đáng được đứng vào hàng ngũ những tác phẩm nổi bật của “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Tản Đà là một nhà thơ có vị trí lớn, là hiện tượng đánh dấu mốc chuyển tiếp trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX từ thơ ca cổ điển sang thơ ca hiện đại. Ông là gương mặt kiệt xuất của văn hóa xứ Đoài (vùng Hà Tây cũ - nay là vùng Hà Nội mở rộng), một phần không thể thiếu của toàn bộ nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội.

Trần Ngọc Vương - Mai Thu Huyền
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 724; Tập 2 - Số trang: 664
16x24
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)