Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách tư liệu tổng hợp
Giới thiệu sách Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697)

Trong giai đoạn I, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã bước đầu tổ chức phân loại, lược dịch một số tư liệu quan trọng, biên soạn cuốn chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII” trên cơ sở khối tư liệu các Công ty Đông Ấn Anh (EIC) và Hà Lan (VOC). Ở  giai đoạn II của Dự án Tủ sách, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung trên 3000 trang tư liệu của các thương điếm Anh tại Đài Loan, Bantam (Indonesia), Madras (Ấn Độ), Ayutthaya (Xiêm). Trên cơ sở toàn bộ khối tài liệu thu thập được, tác giả Hoàng Anh Tuấn tiếp tục mở rộng nghiên cứu, hệ thống hóa tư liệu, lược dịch để biên soạn cuốn Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697).

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 708
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:

Ngoài  6 phụ lục (124 trang) kế thừa những khảo cứu chuyên sâu của tác giả trong nhiều năm qua, cung cấp nhiều thông tin thú vị về bối cảnh và hoạt động của EIC tại Đông Nam Á trong phần lớn thế kỷ XVII. Cuốn sách gồm 2 phần chính:

Phần thứ nhất “Vài nét về hoạt động của thương điếm Anh ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697)”. Trong phần này tác giả đã nghiên cứu tổng quan về bối cảnh ra đời Công ty Đông Ấn Anh và tình hình hoạt động của thương điếm Anh tại Kẻ Chợ - Đàng Ngoài giai đoạn cuối thế kỷ XVII.

Trong Phần thứ hai “Trích lược nhật ký thương điếm Anh ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697), PGS.TS Hoàng Anh Tuấn đã lựa chọn, dịch, trích lục thông tin từ các báo cáo thương mại của Công ty Đông ấn Anh. Những trích lục thông tin  được trình bày theo trật tự niên đại, dựa vào kết cấu phân loại và sắp xếp tư liệu của Thư viện Quốc gia Anh.

Nhìn chung, khối tư liệu này hầu hết là những báo cáo thương mại hoặc thư từ trao đổi tình hình buôn bán giữa các thương điếm với nhau cùng những công văn quan hệ giữa các giám đốc thương điếm ở Đài Loan, Xiêm, Ấn Độ... với triều đình Lê - Trịnh. Các báo cáo thương mại gửi từ Đàng Ngoài về Batam (Indonesia) và Luân Đôn (Anh) thường kèm theo các thông tin về tình hình chính trị và kinh tế của kinh đô Thăng Long - Kẻ Chợ. Ngoài ra các văn bản trao đổi giữa giám đốc thương điếm Kẻ Chợ với lãnh đạo các thương điếm ở châu Á (Xiêm, Đài Loan) cũng chứa đựng nhiều thông tin quý giá về tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo Thăng Long - Kẻ Chợ và Đàng Ngoài thời kỳ này.

Có thể nói cuốn sách Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697) đã góp phần bổ sung một mảng tư liệu rất lớn về lịch sử Thăng Long - Kẻ Chợ thế kỷ XVII không chỉ trên phương diện kinh tế mà còn cả chính trị - xã hội - văn hóa. Đồng thời cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Thăng Long - Kẻ Chợ. Không những thế cuốn sách còn là tài liệu tham khảo có giá trị tư liệu cao dành cho sinh viên, nghiên cứu sinh và nhà khoa học dành sự quan tâm cho lịch sử ngoài những bộ sử liệu chính thống đã có từ trước đó.

Sách cùng chuyên mục

Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội”

Đối với giới sử học, địa bạ là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện. Với các thông tin phong phú về đất đai, địa bạ là bức tranh khá toàn diện về đời sống xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và đô thị trong nửa đầu thế kỷ XIX với những nội dung về cảnh quan, quy hoạch không gian, quan hệ ruộng đất, tình hình sản xuất, canh tác của từng đơn vị hành chính cơ sở… Tuy nhiên, việc tổ chức dịch thuật, biên soạn địa bạ không hề đơn giản bởi khối lượng văn bản hết sức đồ sộ. Thêm vào đó, do đặc thù loại hình tư liệu, sách địa bạ không thể tuyển chọn như các loại sách tư liệu khác (hương ước, văn khắc, thần tích…) mà bắt buộc phải xuất bản toàn văn theo từng đơn vị hành chính mới có giá trị về nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 đầu sách (gồm 17 tập)
16x24

Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII

Khối tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh (EIC) liên quan đến Kẻ Chợ - Đàng Ngoài đã bước đầu được khảo cứu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy, trong hơn một thập kỷ tiếp theo, khát vọng khai thác một cách tương đối hệ thống nguồn tư liệu VOC và EIC của nhiều thế hệ sử học Việt Nam vẫn cơ bản bị bỏ ngỏ. Nguyên nhân chủ yếu là những khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ nhằm hợp tác khai thác các nguồn sử liệu lưu trữ quý giá trên.
TS. Hoàng Anh Tuấn (Biên soạn)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
732 trang
16 x 24 cm

Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Hương ước

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển chọn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí (Chủ trì tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà Xuất bản Hà Nội
1324 trang

Thanh thực lục: Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
Hồ Bạch Thảo (Dịch giả); Phạm Hoàng Quân và Trần Văn Chánh (Hiệu đính và c
Nhà Xuất bản Hà Nội
568 trang

Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Văn kiện Lịch sử

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển chọn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà Xuất bản Hà Nội
980 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)