
Sách tư liệu tổng hợp
Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1873-1954)
Căn cứ vào tiến trình lịch sử của sự hình thành và phát triển Thành phố Hà Nội từ khi Pháp bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược Trung - Bắc kỳ, dùng vũ lực quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị để chiếm và biến Hà Nội thành “đất bảo hộ” cho đến ngày Thủ đô hoàn toàn được giải phóng; Căn cứ vào nguốn tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phản ánh chính xác tiến trình lịch sử nêu trên
Tác giả:
TS. Đoàn Thị Diến (Chủ biên)
Nhà xuất bản:
Nhà Xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2010
Tổng số trang:
1748 trang
Kích thước:
16x24cm
Giới thiệu về sách:
Căn cứ vào tiến trình lịch sử của sự hình thành và phát triển
Thành phố Hà Nội từ khi Pháp bắt đầu mở rộng chiến tranh xâm lược
Trung - Bắc kỳ, dùng vũ lực quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị
để chiếm và biến Hà Nội thành “đất bảo hộ” cho đến ngày Thủ đô hoàn
toàn được giải phóng; Căn cứ vào nguốn tài liệu hiện đang được bảo
quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phản ánh chính xác tiến trình
lịch sử nêu trên, đề tài phản ánh:
+ Sự hình thành và phát triển về mặt địa giới - tổ chức hành chính Thành phố Hà Nội;
+ Sự hình thành các hệ thống giao thông - thuỷ lợi của Thành phố Hà Nội;
+ Vấn đề quy hoạch và quá trình xây dựng Thành phố Hà Nội;
+ Chính sách văn hoá - giáo dục của Thành phố Hà Nội từ 1873 đến
1954. - Công trình cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và
toàn xã hội nguồn tài liệu lưu trữ về lịch sử Hà Nội; góp phần kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Đây là lần đầu tiên, Trung tâm Lưu trữ Quốc giá I công bố trên
quy mô lớn những tài liệu có liên quan đến lịch sử Hà Nội, một mặt
nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội, mặt khác nhằm nâng cao vai trò của tài liệu lưu trữ đối với
đời sống chính trị của Thủ đô. Công trình phục vụ rộng rãi các đối
tượng bạn đọc đặc biệt là các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu..

Sách cùng chuyên mục
Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội”
Đối với giới sử học, địa bạ là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện. Với các thông tin phong phú về đất đai, địa bạ là bức tranh khá toàn diện về đời sống xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và đô thị trong nửa đầu thế kỷ XIX với những nội dung về cảnh quan, quy hoạch không gian, quan hệ ruộng đất, tình hình sản xuất, canh tác của từng đơn vị hành chính cơ sở… Tuy nhiên, việc tổ chức dịch thuật, biên soạn địa bạ không hề đơn giản bởi khối lượng văn bản hết sức đồ sộ. Thêm vào đó, do đặc thù loại hình tư liệu, sách địa bạ không thể tuyển chọn như các loại sách tư liệu khác (hương ước, văn khắc, thần tích…) mà bắt buộc phải xuất bản toàn văn theo từng đơn vị hành chính mới có giá trị về nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học.
Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 đầu sách (gồm 17 tập)
16x24
Giới thiệu sách Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)
Thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, Nhà xuất bản Hà Nội đã phối hợp cùng PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức điều tra, sưu tầm biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII”. Tiếp nối thành công đó, ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức điều tra bổ sung, khai thác thêm hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặt tại Nagasaki (Nhật Bản), Zeelandia (Đài Loan), Ayutthaya (Xiêm), Batavia (Indonesia), hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Hay. Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của hai đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn cuốn chuyên khảo “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)”.
Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
624
16x24
Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII
Khối tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh (EIC) liên quan đến Kẻ Chợ - Đàng Ngoài đã bước đầu được khảo cứu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy, trong hơn một thập kỷ tiếp theo, khát vọng khai thác một cách tương đối hệ thống nguồn tư liệu VOC và EIC của nhiều thế hệ sử học Việt Nam vẫn cơ bản bị bỏ ngỏ. Nguyên nhân chủ yếu là những khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ nhằm hợp tác khai thác các nguồn sử liệu lưu trữ quý giá trên.
TS. Hoàng Anh Tuấn (Biên soạn)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
732 trang
16 x 24 cm
Giới thiệu sách “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954”
Nội dung chính của cuốn sách “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954” là một bộ sưu tập gồm 85 văn bản về xây dựng và quản lý đô thị ở Hà Nội từ 1885 đến 1954, chủ yếu được sưu tầm, tuyển chọn từ các phông lưu trữ (fonds d’archives) của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, đặc biệt có 2 văn bản được sưu tầm từ Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp (Archives d’Outre - Mer ANOM) được dịch toàn văn và được công bố lần đầu tiên dưới dạng một cuốn sách.
Đào Thị Diến
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
652
16x24