Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ ba, 21/01/2014 08:20
Chuyện tình thi sĩ Hoàng Cầm: Thi sĩ tài hoa và hào hoa...
8 tuổi làm thơ “tỏ tình”. Biết ... yêu khi mới “nứt mắt” – để rồi thi ca và tình ái cứ vận vào số phận của chàng thi sĩ phong lưu và đa tình này cho đến cuối đời... Thần đồng tài hoa...
Thi ca đã “ngấm” vào huyết mạch của cậu bé Bùi Tăng Việt từ hồi... “tóc để chỏm”, cho nên mới 15 tuổi (1937) khi đang học Thành chung ở Bắc Ninh, Việt đã sáng tác vở kịch thơ Hận Nam Quan, diễn lại tích  Nguyễn Trãi theo tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh tận ải Nam Quan (Nguyễn Phi Khanh là một trong những cận thần bị giặc Minh bắt theo cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương áp giải sang Tàu, năm 1407 – NV). Vở kịch thơ này đã được thầy Hoàng Ngọc Phách (tác giả tiểu thuyết Tố Tâm) dàn dựng cho học trò biểu diễn...

Sau một vài tác phẩm được ký dưới những bút danh Bùi Hoài Việt, Hoài Sơn... lần đầu tiên cái tên Hoàng Cầm xuất hiện trên Tạp chí Tiểu thuyết Thứ Bảy của NXB Tân Dân (tháng 8/1939) với các truyện ngắn Vết thương thứ nhất, Khi lòng đã chết... (lúc này Bùi Tằng Việt đang theo học tại Trường tư thục Thăng Long, Hà Nội).

Và như đã nói ở bài trước, người bố rời quê lên Bắc Giang dạy học và “chú nhóc” ra đời ở đấy nên ông thầy đồ đã ghép cả tên xóm, tên huyện đặt thành tên con trai (Bùi Tằng Việt). Nhưng sau này cậu bé ấy lại lấy tên một vị thuốc bắc rất đắng trong hộc tủ của bố làm bút danh cho mình: Hoàng Cầm (tuy nhiên cậu lại lí giải “hoàng” có nghĩa là ông hoàng, là vàng... còn “cầm” là cây đàn, là chim...) Và “Hoàng Cầm” có nghĩa là “cây đàn của hoàng tử”, là “con chim vàng”. Tóm lại đó là một bút danh rất “kêu” nghe có vẻ như thi ca đã “ngấm” vào huyết mạch của cậu bé Bùi Tằng Việt từ hồi... “tóc để chỏm”, cho nên mới 15 tuổi đã hào hoa và đa tình!

Quả vậy, từ ngày hợp tác với NXB Tân Dân, Hoàng Cầm như “cá gặp nước, diều gặp gió”. Ông chủ NXB là nhà văn Vũ Đình Long đã hết sức biệt đãi tác giả trẻ Hoàng Cầm . Với mức lương khởi điểm 25 đồng/tháng, Hoàng Cầm chỉ có nhiệm vụ: ăn và viết! (Cả năm không viết được chữ nào vẫn được lĩnh lương, với điều kiện bản thảo đã gởi cho NXB Tân Dân thì không được gởi cho nơi khác). Nếu làm tốt, mức lương sẽ được tăng từng bậc (tăng 5 đồng/bậc): 30, 35, 40... Hoàng Cầm đã làm quá tốt, mức lương cuối cùng anh nhận được ở đây là 60 đồng/tháng (thời điểm đó, để tậu một chiếc xe du lịch hạng sang của Pháp mất khoảng 220 đồng, dựng một căn nhà gỗ lim với 5 gian mái ngói, sân gạch tường hoa mất hết khoảng 350 đồng...).

Có tiền rủng rỉnh, ngoài việc sáng tác “trả nợ” theo hợp đồng với NXB thì Hoàng Cầm tha hồ quy tụ bạn bè văn nghệ quanh mình để tổ chức những buổi diễn kịch thơ, đọc thơ, ngâm thơ... khắp nơi. Chẳng những tài hoa, Hoàng Cầm còn rất... đẹp trai, thế nên quanh chàng luôn tíu tít những giai nhân. Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả chỉ để được lọt vào mắt xanh của chàng thi sĩ. Chỉ riêng vở kịch Kiều Loan thì lần lượt 14 người đẹp đóng vai nữ chính (Kiều Loan) đều... lần lượt là người yêu của tác giả Hoàng Cầm.

 Thi sĩ Hoàng Cầm bên dòng sông Đuống 2007 - Ảnh tư liệu

Những bóng hồng xoay quanh vở kịch Kiều Loan


 Những năm đầu thập niêm 40 của thế kỷ trước, ở thị xã Bắc Giang có một gia đình tiểu thương chuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho một đơn vị lính Nhật (thời điểm này quân Nhật mới lăm le nhảy vào Đông Dương và sau đó tiến hành đảo chính Pháp – NV). Gia đình này có hai người con gái sắc nước hương trời. Cô chị tên Loan, cô em tên Uyên. Hoàng Cầm là bạn học với anh trai của hai người đẹp này, anh thường lui tới và đem lòng yêu mến cả hai cô gái...
Nhưng không chỉ có Hoàng Cầm tơ tưởng tới dung nhan hai chị em này mà còn khối anh thanh niên của thị xã Bắc Giang, còn đám sĩ quan Nhật...

Có hai viên sĩ quan Nhật xảy ra xô xát, ghen tuông nhau chỉ vì cô Loan. Họ tính đưa nhau ra “giải quyết  theo kiểu Samurai (Võ sĩ đạo): rạch bụng tự tử để bảo toàn danh dự. Trong khi vụ chỉ huy của hai sĩ quan kia chưa biết làm cách nào để tránh sự xung đột của thuộc cấp thì cô Loan đột nhiên ngả bệnh. Thế là một viên bác sĩ người Nhật được phái tới, tiêm cho cô Loan một “liều thuốc tốt” và dặn gia đình cứ để yên cho cô ấy ngủ, khi tỉnh dậy, bệnh tất khỏi. Nhưng, cô Loan đã không bao giờ tỉnh lại...

Định mệnh vẫn chưa buông tha gia đình này. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, vì những tính toán liên quan tới quyền lợi gia đình mà ông Cử Phách, bác ruột của cô Uyên đã ép cô phải lấy một viên chức đầy quyền thế nhưng thô lậu, lỗ mãng ở thị xã Bắc Ninh. Ngày lên xe hoa, rước dâu về làng Hoàng Mai (huyện Việt Yên), cô Uyên khóc hết nước mắt. Đêm tân hôn, chưa kịp “động phòng” thì cô dâu đã lén lấy cây súng lục của chồng tự sát...

Xúc động mạnh mẽ trước cái chết của hai chị em rất thân thiết với mình, Hoàng Cầm đã sáng tác rất nhanh vở kịch thơ Kiều Loan. Nội dun vở kịch lấy từ đề tài lịch sử thời cuối của triều Tây Sơn với sự chuyên quyền của thái úy Bùi Đắc Tuyên khiến mất giang sơn vào tay Nguyễn Ánh (vua Gia Long).

Vở kịch nhằm lên án chiến tranh đã chà đạp lên tình yêu chân chính  và chia lìa hạnh phúc lứa đôi. Viết xong, Hoàng Cầm muốn dàn dựng và biểu diễn ngay trên quê hương của những người trong cuộc. Nhân vật mà Hoàng Cầm nhắm đến để vào vai nhân vật chính phải là một thiếu nữa thật đẹp, thật thông minh. Và cả vùng Bắc Giang, Hoàng Cầm thấy chỉ có cô Bắc mới hội đủ điều kiện và xứng đáng đóng vai Kiều Loan...

Bắc là con bà vợ lẽ của ông phán Hữu, làm ở Tòa sức Bắc Giang. Cô đẹp người, đẹp nết và rất giỏi tiếng Pháp. Năm 1940, viên Chánh công sứ Pháp ở Bắc Giang là Pettelat, mở cuộc thi “hoa khôi” và cô Bắc đã đăng quang. Từ đó ngôi nhà của người anh đang giám hộ cô (bố của họ đã mất) luôn dập dìu những tài tử văn nhân, nườm nượp khách ra vào... Điều này khiến ch ông anh vốn nghiêm khắc không được bằng lòng. Ông buộc cô Bắc phải lên ở với mẹ trong một trang ấp vừng Hiệp Hòa.

Khi viết xong kịch bản Kiều Loan, Hoàng Cầm đến Hiệp Hòa tìm gặp cô Băc và thuyết phục người đẹp nhận lời đóng vai Kiều Loan.  Chỉ mới nghe lời giới thiệu sơ lược nội dung vở kịch, hoa khôi Bắc Giang đã rất thích và... mê luôn tác giả. Thế rồi, thi sĩ và giai nhân đã lén lút chung sống với nhau, mê đắm tưởng chừng không dứt ra được...

Trong gian đoạn này, cũng có nhiều người đến dạm hỏi cô Bắc, nhưng cô cương quyết từ chối. Điều này càng khiến cho ông anh của nàng bực bội, lại thêm những điều tiếng, xầm xì từ cuộc tình vụng trộm kia nên ông dứt khoát gả nàng cho một người bạn của ông ta, đó là một võ sĩ đấm box quê ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Đôi tình nhân tính dắt nhau trốn vào Sài Gòn nhưng mưu sự bất thành. Cô Bắc miễn cưỡng về làm vợ anh võ sĩ, buồn nhiều hơn vui. Lúc sinh con đầu lòng, vì buồn tủi, uất ức cô Bắc bị hậu sản, băng huyết và qua đời...

        

 Hoàng Cầm và con gái Kiều Loan - Ảnh Tư liệu

Sau cô Bắc, Hoàng Cầm và bạn bè đã lần lượt mời 12 giai nhân nữa vào vai Kiều Loan nhưng vở kịch chưa bao giờ được công diễn, chỉ bởi một nguyên nhân: trong thời gian tập kịch, cô nào cũng đem lòng yêu thương, quyến luyến tác giả... Rách việc! Rốt cuộc cô nào cũng bị gia đình lôi cổ về không muốn con gái họ đàn đúm với một lũ văn nghệ làng nhàng. Lại còn yêu đương rắc rối...

Trong số những người đẹp này có cô Nhung ở Hà Nội, cô Mộng Luân ở Bắc Giang, cô Lê Hoàng Yến – một diễn viên trong đoàn kịch Anh Vũ do Thế Lữ và Võ Đức Diên thành lập... Cuối năm 1946, nhờ một số Mạnh thường quân giúp đỡ, vở kịch Kiều Loan lần đầu tiên được dàn dựng và công diễn một cách hoành tráng trên sâu khấu Nhà Hát Lớn (Hà Nội). Người đẹp thứ 14 đóng vai Kiều Loan trên sân khấu là Tuyết Khanh – một diễn viên “dự tuyển” của Ban kịch Tháng Tám của nhà thơ Trần Huyền Trân.

Sau này cô Tuyết Khanh trở thành vợ (thứ hai) và cô Lê Hoàng Yến là người vợ cuối cùng của Hoàng Cầm.

Chuyện tình nghệ sĩ - Hà Đình Nguyên (NXB Trẻ)


(Theo motthegioi.vn)
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)