Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin tổng hợp
Thứ bảy, 24/10/2009 08:57
Sự hòa quyện tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo lý nhà Phật: Một phần đời sống tinh thần của mỗi người
Tu dưỡng bản thân "Cần, kiệm, liêm, chính" và đối nhân xử thế bác ái, tư tưởng, nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng về những giá trị nhân văn cội nguồn dân tộc, gần gũi với triết thuyết Phật giáo. Và trong những buổi pháp thoại, những mẩu chuyện Đại đức Thích Lệ Minh kể về Người đã để lại những giá trị đạo đức cao đẹp song hành giữa đạo và đời.

Đại đức Thích Lệ Minh.

28 tuổi, trụ trì chùa Thiện Mỹ (quận 5, TP Hồ Chí Minh), Đại đức Thích Lệ Minh cũng là thành viên trẻ nhất của Giảng sư đoàn Ban Hoằng pháp Thành hội Phật giáo. Với tinh thần nhập thế, một ngày của vị Đại đức trẻ này luôn tất bật lo toan việc đạo, việc đời. Dù bận nhiều Phật sự, nhưng sư thầy vẫn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và tổ chức nhiều chương trình chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho bà con địa phương: thăm, tặng quà cho các bệnh nhân tâm thần, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, vận động hỗ trợ hộ nghèo chạy xe 3 bánh chuyển đổi nghề mưu sinh; tổ chức lễ hội "Ân đức sinh thành" hằng năm thắp nến cầu nguyện báo hiếu cha mẹ, tổ tông...

 

Tốt nghiệp Học viện Phật giáo và đang theo học năm cuối khoa Anh ngữ Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại đức Thích Lệ Minh cũng dành nhiều tâm sức nghiên cứu về những nét tương đồng, hòa hợp giữa tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, sư thầy là thí sinh dẫn đầu suốt 3 vòng thi cấp cơ sở đến TP và đoạt giải khuyến khích khu vực 4 (phía Nam) ở vòng chung khảo toàn quốc với đề tài "Đời sống trong sáng, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

 

Thầy Minh bày tỏ tâm đắc: Tài sản quý giá và lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại là nền tảng đạo đức của người cách mạng, trong đó 4 phạm trù "cần, kiệm, liêm, chính" là cốt lõi, tinh túy nhất. Nếp sống giản dị của Bác thể hiện phương châm "tiết kiệm là quốc sách", tiết kiệm sức lao động, thời gian, tiền bạc của dân, của nước, của bản thân từ việc nhỏ đến việc lớn, không phô trương, hình thức, xa xỉ hoang phí. Trong buổi nói chuyện tại lớp Chỉnh huấn trung cao cấp của Bộ Quốc phòng, tháng 5-1957, Bác đã căn dặn các cán bộ, đảng viên: "Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ... Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp như vậy là không có đạo đức".

 

Điểm quan trọng nhất trong tư tưởng đạo đức của Bác Hồ là "Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt". Điều này đã tạo nên sức thuyết phục lớn, khiến cả dân tộc, các giai tầng xã hội đều tin tưởng, kính phục và đi theo lời kêu gọi của Người. Đời sống Bác Hồ giản dị thế nào, mọi người chúng ta ai cũng đều biết. Tư tưởng và cách sống của Bác luôn gần gũi với dân, vì dân, vì nước.

 

Đại đức Thích Lệ Minh tâm niệm, người tín đồ nếu thiếu lòng yêu nước thương dân thì sẽ không làm người được và hẳn nhiên không thể làm người kính đạo được. Tôn giáo phụng sự nhân sinh thì phải "Đem đạo vào đời" và người tín đồ phải "Sống đạo trong đời". Tôi tin rằng, sức lan tỏa cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" sẽ giúp giới tăng, ni, phật tử nhận thức sâu sắc về đạo làm một công dân tốt, trước khi là một phật tử chân chính, thấm nhuần Phật pháp. Cuộc đời đạo đức, hy sinh, cống hiến của Bác xứng đáng là tấm gương sáng cho thế hệ sau học hỏi.

 

Việc học tập và làm theo tấm gương của Bác không phải nhất thời, trong một giai đoạn mà những giá trị đạo đức ấy là dưỡng chất tâm linh cần nuôi dưỡng, tưới tẩm hằng ngày. Sự dấn thân, tinh thần nhập thế càng thăng hoa với sự giao thoa hỗ tương giữa đạo lý "Từ bi - Trí tuệ" của Phật giáo và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Những gì làm lợi ích cho đạo pháp cũng là lợi ích cho dân tộc và những gì làm lợi ích cho dân tộc cũng là lợi ích cho đạo pháp. Sự hòa quyện tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và giáo lý nhà Phật sẽ trở thành một phần đời sống tinh thần của mỗi người. Điều ấy sẽ càng làm sáng danh chức nghiệp: Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, khai mở tiềm năng tuệ giác để xây dựng đời sống hiểu biết và thương yêu, một xã hội công bằng dân chủ, một đất nước phồn thịnh và thăng hoa.



(Theo Hanoimoi.com.vn)


Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)