Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch cổ Trung Quốc
|
Bản đồ Trung Quốc thời nhà Thanh 1910 không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
|
|
Theo
luật pháp quốc tế, muốn xác lập chủ quyền lãnh thổ trên biển và hải đảo
phải hội đủ 3 điều kiện: phải có sự hành xử chủ quyền của nhà nước; một
cách liên tục và lâu dài; được sự thừa nhận của các quốc gia duyên hải,
đặc biệt là các quốc gia tiếp cận và đối diện.
Những tài liệu
chính sử của Trung Quốc cho thấy cho đến thế kỷ XIX người Trung Quốc
cũng chỉ đi ngang qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không hề có
việc tuyên bố, hành xử chủ quyền lâu dài và liên tục tại các đảo này.
Một tài liệu đáng tin cậy về chính sử Trung Hoa là cuốn “Lịch sử Trung
Quốc thời trung cổ” do Hàn Lâm Viện Trung Quốc xuất bản tại Đài Bắc năm
1978, học giả Hsieh Chiao-Mintrong bài “Nghiên cứu về lịch sử và địa lý”
nhận định về cuộc thám hiểm của Trung Hoa tại đại dương như sau: “Suốt
chiều dài lịch sử, về sự phát triển văn hóa và khoa học, dân tộc Trung
Hoa không tha thiết với đại dương”. Theo các tài liệu lịch sử chính
thống “thảng hoặc triều đình Trung Hoa cũng gởi những đoàn thám hiểm đến
Nhật Bản trong các thế kỷ thứ III và thứ II (TCN) và tại Đông Nam Á, Ấn
Độ, Ba Tư và Phi Châu trong thế kỷ XV. Điểm rõ nét nhất là tại Thái
Bình Dương có rất ít, nếu không nói là không có những vụ xâm nhập quy mô
của Trung Hoa” suốt chiều dài lịch sử (từ đời nhà Tần thế kỷ thứ III
TCN đến nhà Thanh từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX).
 |
Hoàng triều dư địa toàn đồ (1728, 1729) cho thấy cương giới phía Nam Trung Quốc chỉ đến phủ Quỳnh Châu (Hải Nam) |
Tiền
Hán Thư (206 TCN) do Ban Cố (32-92) đời Đông Hán (25-220) soạn vào
những năm Kiến Sơ (76-83) đời Chương Đế (76-88). Vào thời kỳ này, có thể
nói rằng theo chính sử, người Trung Quốc chưa biết gì về các quần đảo ở
Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam hay Nam Hải). Những ghi chép trong bộ Tiền Hán Thư chỉ nhắc đến đảo Hải Nam.
Đoạn này được ghi chép như sau: “Từ huyện Từ Văn, Hợp Phố đi vào biển ở
phía Nam, được đại châu (đảo lớn), Đông, Tây, Nam, Bắc vuông ngàn dặm.
Năm đầu niên hiệu Nguyên Phong (110 TCN) đời Vũ Đế (140-87 TCN) lấy làm
quận Đảm Nhĩ, Châu Nhai. Dân đều mặc vải như vỏ chăn khoét giữa chùm qua
đầu khi mặc. Đàn ông cày ruộng, trồng lúa, đay, gai, đàn bà trồng dâu
nuôi tằm, dệt lụa. Không có ngựa và hổ, dân có 5 gia súc, trên núi có
nai, hoãng. Binh thì dùng giáo, mộc, đao, cung, nỏ, tên tre hoặc mũi
bằng xương. Ban đầu là quận huyện, quan lại là người Trung Quốc phần
nhiều nhũng nhiễu, nên dân mấy năm một lần chống lại. Đời Nguyên Đế
(48-33 TCN) bèn bãi bỏ”. Như vậy, Tiền Hán Thư chỉ nhắc đến đảo Hải Nam và sự kiện chinh phục đảo Hải Nam năm 110 TCN của nhà Hán. Sự kiện chinh phục đảo Hải Nam
chứng tỏ đảo này không thuộc nhà Hán. Người dân bản xứ được nhắc đến ở
đây là các tộc người đã đứng dậy chống lại ách đô hộ của nhà Hán, buộc
quân Hán xâm lược phải rời bỏ đảo vào thời gian đó.
Đường
Thư (608-907) do Âu Dương Tu (1007-1072) biên soạn trong những năm
1054-1060. Trong bộ Đường Thư này, có hai đoạn liên quan đến địa lý hành
chính của đảo Hải Nam. Đoạn thứ nhất về sự kiện xảy ra năm thứ 5 niên
hiệu Trinh Nguyên. Đoạn này viết như sau: “Tháng 10, Lĩnh Nam tiết độ sứ
(thống đốc) Lý Phục lấy lại Quỳnh Châu”. Về sự kiện thống đốc đạo Lĩnh
Nam (nay là Quảng Đông, Quảng Tây) đem quân lấy lại đảo Hải Nam năm
Trinh Nguyên thứ 5 (789), sau 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo
này (từ năm 666 – theo Thái Bình Hoàn Vũ Ký của Nhạc Sử đời Tống), một
số học giả Trung Quốc đã xuyên tạc là “các đảo Nam Hải từ năm thứ 5 niên
hiệu Trinh Nguyên nhà Đường đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc
(Hàn Chấn Hoa, Ngã Quốc Nam Hải Chư Đảo Sử Liệu Hội Biên, 1988) hoặc
quần đảo Trường Sa (Nam Sa) đã được “sáp nhập vào phủ Quỳnh Châu năm thứ
5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường” (Phan Thạch Anh, bài đăng trên Tạp
chí Window, Hồng Kông, ngày 3 tháng 9 năm 1993).
 |
Hoàng
Triều nhất thống dư địa tổng đồ, bản đồ tổng quát đất đai thống nhất
của nhà Thanh trong tập Hoàng Triều nhất thống dư địa toàn đồ được thực
hiện năm 1894. Phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam |
Đoạn
thứ hai viết về quy chế hành chính đảo Hải Nam, cụ thể như sau: “Nhai
Châu, Quỳnh Sơn quận: Phủ đô đốc đặt năm thứ 5 niên hiệu Trinh Quán
(631) tại huyện Quỳnh Sơn, tách từ Nhai Châu. Từ niên hiệu Càn Phong
(666-668) về sau bị mất vào người Man trong sơn động. Năm thứ 5 niên
hiệu Trinh Nguyên (789) Lĩnh Nam tiết độ sứ Lý Phục đánh dẹp, lấy lại
được. Đồ cống có vàng. Gồm 649 hộ, 5 huyện là Quỳnh Sơn, Lâm Cao, Tăng
Khẩu, Lạc Hội, Nhan La. Qua Đường Thư, người ta biết được rằng đảo Hải
Nam được chia làm 5 đơn vị hành chính và tên từng đơn vị hành chính này.
Đường Thư không chép bất kỳ nơi nào, ngoài các vùng đất trên đảo Hải
Nam, thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Tống
Sử (960-1297) do Tôgtoha, đại thần thừa tướng nhà Nguyên soạn năm Chí
Chính thứ 3 (1343). Chương Dư địa chí, phần về địa lý hành chính đảo Hải
Nam được chép như sau: “Quỳnh Sơn hạ, Quỳnh Sơn quận, Tĩnh Hải quân
tiết độ sứ: Năm Đại quan thứ 1 (1107), đặt Trấn Châu ở Di động Lê Mẫu
Sơn, cho quân ngạch là Tĩnh Hải. Năm Chính Hoà thứ 1 (111), bỏ Trấn Châu
và ngạch quân, trở lại như cũ. Gồm 8963 hộ. Cống vàng, cau, có 4 huyện
là Quỳnh Sơn, Văn Xương, Lâm Cao, Lạc Hội. Như vậy, qua sử của nhà Tống
liên quan đến cương vực phía Nam của Trung Quốc, chúng ta biết được đảo
Hải Nam thời kỳ đó có 4 đơn vị hành chính cấp châu và quân. Quân trong
thời kỳ này là đơn vị hành chính cấp châu (trên cấp huyện). Chúng ta
cũng biết rằng không có đơn vị hành chính nào trên đảo Hải Nam có tên
là“Thiên lý Trường Sa” hay “Vạn lý Thạch Đường”. Trong đời Nhà Tống,
trong hai thế kỷ thứ 10 và 11, quân Đại Việt đã 3 lần đánh thắng quân
Trung Quốc: Lần thứ nhất, năm981, Lê Đại Hành phá đội hải quân của Lưu
Trừng tại Bạch Đằng Giang; trong hai năm 1075 và 1076, Lý Thường Kiệt
lại đánh thắng quân Nhà Tống tại Quảng Đông, Quảng Tây và trên sông Như
Nguyệt và sông Phú Lương. Sau 3 phen thất trận, theo trình tấu của hoàng
thân Triệu Nhữ Quát, vua Tống Thần Tông đã theo chính sách Trọng Võ Ái
Nhân (thận trọng việc võ bị, thương xót mạng người, không phơi binh nơi
lam chướng) để thừa nhận nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại
Việt.
 |
Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ, đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan |
Nguyên
Sử (1206-1368) do Tống Liêm (1310-1381), là Hàn lâm học sĩ Á trung đại
phu, kiêm tu quốc sử nhà Minh soạn theo chỉ dụ của vua Minh năm Hồng Vũ
thứ 2 (1369). Trong Nguyên Sử, phần “Dư địa chí” cho thấy rõ lãnh thổ
Trung Quốc đời Nguyên, cực Nam chỉ đến đảo Hải Nam, không bao gồm bất kỳ
quần đảo nào ở Biển Đông. Trong Nguyên Sử, có hai sự kiện được người
Trung Quốc trích dẫn làm bằng chứng là Trung Quốc đã quản lý và thực thi
chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây
Sa và Nam Sa), đó là: việc quan trắc thiên văn của Quách Thủ Kính năm
1279; và cuộc xâm lược Java (thuộc Indonesia ngày nay).
Qua
ghi chép về việc Quách Thủ Kính quan trắc thiên văn trong Nguyên sử,
chúng ta có thể rút ra một số nhận xét: Một là, hoạt động quan trắc
thiên văn là hoạt động khoa học về thiên văn để có tài liệu làm “lịch
mới”, không liên quan gì đến việc hoạt động xác lập chủ quyền hay thực
thi chủ quyền; Hai là, các điểm mà Quách Thủ Kính và đồng sự quan trắc
nằm ở cả trong và ngoài giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc đời Nguyên,
trong đó “Nam Hải” là biển Đông, “Bắc Hải” là Bắc Băng Dương, “Thiết
Lặc” nay thuộc vùng Xibiri Liên bang Nga, “Cao Ly” nay là Triều Tiên; Ba
là, việc học giả Trung Quốc Hàn Chấn Hoa lấy hoạt động đo đạc quan trắc
thiên văn ở Nam Hải đểcoi đó là chứng cứ khẳng định chủ quyền là không
xác đáng. Ở đây có một số điểm làm cho lập luận của ông Hàn Chấn Hoa
không thể đứng vững. Thứ nhất, trong thời kỳ này, Nguyên Sử đã chép rõ
cực Nam giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Đại Nguyên
Nhất Thống Chí chép: “Cương vực Trung Quốc đời Nguyên phía Nam không
vượt quá đảo Hải Nam, phía Bắc không vượt quá sa mạc Gobi”. Thứ hai,
không thể suy luận người Trung Quốc đo đạc khoa học ở đâu thì lãnh thổ
đó thuộc về Trung Quốc. Rõ ràng là Triều Tiên, Biển Đông, Bắc Băng
Dương, Xi-bi-ri không nằm trong cương vực lãnh thổ Trung Quốc. Dù người
Trung Quốc có đo đạc quan trắc thiên văn ở đây thì cũng không thể biến
Triều Tiên, Biển Đông, Bắc Băng Dương, Xi-bi-ri thành lãnh thổ Trung
Quốc.
 |
Đại Thanh Nhất Thống Toàn Đồ, phần 12, đi vào chi tiết Đảo Hải Nam |
Về
cuộc xâm lược Java thất bại của Sử Bật năm Chí Nguyên thứ 29 (1293),
sau khi mô tả diễn biến cuộc chiến giữa quân Nguyên và quân Java, Nguyên
sử chép rằng, trên đường về Bật bị hàng tướng Java làm phản, đánh lại
quân Nguyên. Sử Bật phải “chặn phía sau, vừa đánh vừa đi, 300 dặm mới
lên được thuyền, đi 68 ngày mới về đến Tuyền Châu, quân sĩ chết hơn 3000
người”. Vua Nguyên thấy tổn thất quá nặng nên phạt Sử Bật bằng “đánh 17
trượng, tịch thu một phần ba gia sản”. Qua ghi chép trong Nguyên sử về
sự kiện này, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét rất đáng chú ý: Một
là, cuộc hành quân của Sử Bật là nhằm mục đích thôn tính Java, không thể
coi đó là cuộc “tuần phòng” quần đảo Nam Sa (Trường Sa) như học giả
Trung Quốc khẳng định trong bài viết “Quần đảo Nam Sa thuộc lãnh thổ
Trung Quốc”, đăng trên Tạp chí Window, xuất bản tại Hồng Kông, ngày 3
tháng 9 năm 1993; Hai là, tuyến đường mà Sử Bật đi được mô tả trong
Nguyên Sử bám sát đất liền, không hề qua quần đảo mà Trung Quốc gọi là
Nam Sa. Từ Tuyền Châu (bờ biển Phúc Kiến, đoàn quân đi qua “Thất Châu
Dương” tức là vùng biển Đông Nam đảo Hải Nam mà phía Đông là quần đảo
Hoàng Sa ngày nay mà người Trung Quốc xưa gọi là “Vạn lý Thạch đường”,
sau đó qua vùng Cù lao Thu – Hòn Hải ngày nay mà thời đó người Trung
Quốc gọi là “Đông Đổng”, “Tây Đổng” rồi đi thẳng xuống vùng biển Java,
tạm dừng trên cụm đảo “Kalimata” để chuẩn bị tiến vào Java. Rõ ràng,
tuyến đường đó còn cách xa quần đảo Trường Sa vài trăm dặm. Không có bất
kỳ chi tiết nào nào đoàn quân của Sử Bật đã qua quần đảo Trường Sa
(Trung Quốc gọi là Nam Sa)càng không thể nói là Sử Bật đã “tuần phòng
quần đảo Nam Sa”.
 |
Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer biên giới phía Nam chỉ tới đảo Hải Nam |
Đời
Nhà Nguyên, trong thế kỷ 13, vào những năm 1257, 1284 và 1287, như dưới
đời Nhà Tống, quân Đại Việt đã ba lần phá vỡ kế hoạch Nam Tiến của quân
Nguyên-Mông.Sau ba phen thất bại, Nhà Nguyên không còn dòm ngó Việt Nam
từ lục địa đến hải đảo. Và trong các thế kỷ 13 và 14, theo chính sử,
quân Nguyên-Mông không hề xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Sự kiện này
được xác nhận trong cuốn “Tranh Chấp tại Biển Nam Hoa” của Marwyn
Samuels theo đó:“Trong suốtthế kỷ 14 các đội hải thuyền hùng mạnh của
Nhà Nguyên có đi tuần tiễu, nhưng tại Biển Hoa Nam. Hoàng Sa và Trường
Sakhông bị chiếm đóng và không thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”.
Đời
nhà Minh, Thiên Hạ Thống Nhất Chi Đồ trong Đại Minh Nhất Thống Chí
(1461), Hoàng Minh Đại Thống Nhất Tổng Đồ trong Hoàng Minh Chức Phương
Địa Đồ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Hoa là đảo Hải Nam. Trong khi
cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ Dương. Trên
các bản đồ Trịnh Hoà Hạ Tây Dương, Trịnh Hòa Hàng Hải Đồ cũng không
thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa (hay theo cách gọi trung
Hoa là Tây Sa, Nam Sa, Tuyên Đức, Vĩnh Lạc) trong các lộ trình và hải
đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương
(Tây Dương).
Nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết từ thế kỷ
XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của
Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt. Lưu ý rằng từ năm 1427
Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt bị
Minh Thành Tổ cướp đoạt từ 20 năm trước (1407). Theo cuốn Lịch Sử Trung
Quốc Thời Trung Cổ “từ 1405 đến 1433, phái bộ Trịnh Hòa đã viếng thăm 37
quốc gia duyên hải tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các địa điểm xa
nhất là Vịnh Ba Tư, Biển Hồng Hải về phía Tây Bắc, và Đông Phi Châu về
phía cực Tây Ấn Độ Dương”. Vả lại,theo chính sử Trung Quốc, chuyến Đi
Thứ Sáu của Trịnh Hòa chỉ kéo dài7 tháng(từ tháng 2-1421 đến tháng
9-1421). Trong chuyền đi ngắn ngủi này Trịnh Hòa chỉ đi từ Phúc Kiến đến
Sumatra (Nam Dương). Kể từ đó hai sĩ quan tùy viên Yang Ching và Hung
Pao đã đứng ra điều khiển cuộc hải trình. Nghĩa là, trong thế kỷ 15,
không có việc Trịnh Hòa khám phá chây Mỹ như Trung Quốc khẳng định. Việc
Columbus là người đầu tiên khám phá châu Mỹ là mộtsự kiện lịch sử đã
được nhân loại ghi nhận từ 6 thế kỷ qua. Vậy mà ngày nay Trung Quốc dám
sửachữa lịch sử và bóp méo sự thật. Huống chi là những hải đảo ít người
biết tới ở một vùng hải phận xa xôi như hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa.
 |
Bản đồ Trung Quốc năm 1910 thời Nhà Thanh |
Đời
nhà Thanh, từ thế kỷ thứ XVII đến XX, theo bản đồ Hoàng Thanh Nhất
Thống Dư Địa Bản Đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến
cuối thế kỷ XIX “lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là
hết”. Qua thế kỷ XX, sự kiện này còn được xác nhận trong cuốn Trung Quốc
Địa Lý Học Giáo Khoa Thư xuất bản năm 1906 với đoạn như sau: “Điểm cực
Nam của Trung Quốc là bờ biển Châu Nhai thuộc quận Quỳnh Châu (Hải Nam)
tại vĩ tuyến 18”. Các quận Châu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam kéo
dài từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh Hoá) đến vĩ tuyến 18 (ngang Nghệ An – Hà
Tĩnh). Trong khi quần đảo Hoàng Sa tọa lạc về phía Nam, từ vĩ tuyến 17
đến vĩ tuyến 15 (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi) và quần
đảo Trường Sa tọa lạc tại các vĩ tuyến 12 đến vĩ tuyến 8 (Cam Ranh – Cà
Mau). Bản đồ Đại Thanh Đế Quốc do triều đình nhà Thanh ấn hành cũng
không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (cũng không thấy ghi
theo cách gọi của Trung Quốc là Tây Sa, Nam Sa, Vịnh Lạc, Tuyên Đức…).
Hơn nữa, trong bộ Hải Quốc Đồ Ký, cuốn Hải Lục của Vương Bỉnh Nam
(1820-1842) chép: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát dài ngoài biển
được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy,
tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ
trên biển của Việt Nam. Trong bộ sách địa lý Đại Thanh Nhất Thống Chí do
Quốc Sử Quán nhà Thanh biên soạn năm 1842 với lời tựa của hoàng đế
Thanh Tuyên Tông, không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý
Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa). Trong khi, Hải Quốc Văn Kiến Lục của Trần
Luân Quýnh (1744), vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông được ghi bằng
các danh xưng Việt Hải và Việt Dương. Trong vụ ngư dân đảo Hải Nam cướp
tàu chở đồng bị đắm tại quần đảo Hoàng Sa những năm 1895-1896, để trả
lời văn thư phản kháng của chính phủ Anh, Tổng Đốc Lưỡng Quảng Trung Hoa
đã phủ nhận trách nhiệm với lý do: “Hoàng Sa không liên hệ gì tới Trung
Quốc”.Ngoài ra cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (1695) của Thích Đại Sán một nhà sư
thời Khang Hy đã đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn ngày 29 tháng giêng
năm Ất Hợi (13-3-1695) thuật lại chuyến hải hành này và ghi nhận chủ
quyền của Đại Việt trong việc chiếm hữu, kiểm soát và khai thác vùng
Biển Đông nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là từ
thế kỷ thứ XVII.
Các
tài liệu cổ của Trung Hoa rõ ràng cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam
phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hoà bình và liên tục
không có sự phản đối của bất cứ quốc gia nào kể cả của Trung Quốc. Điều
đó được minh chứng từ tư liệu chính sử củanhiều triều đại Trung Quốc đã
mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa trong suốt hơn 22 thế kỷ từ thời Tần, Hán cho đến đầu
thế kỷ XX.
Nhóm Biển Đông
Nhóm PV VnMedia