Index was outside the bounds of the array. Đời sống đô thị Hà Nội qua hệ thống văn bản pháp quy thời Pháp thuộc (1885 - 1954)
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 23/11/2015 04:00
Đời sống đô thị Hà Nội qua hệ thống văn bản pháp quy thời Pháp thuộc (1885 - 1954)

Chiều ngày 13/11/2015, Ban Quản lý Dự án Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức buổi họp nghiệm thu bản thảo Xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội qua hệ thống văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1873 - 1954)” do TS. Đào Thị Diến chủ biên. Tập bản thảo là một hệ thống tư liệu quý giá với 85 văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa Pháp về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954.

 
Buổi nghiệm thu có sự tham dự của các nhà nghiên cứu lịch sử có uy tín, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong công tác sưu tầm và nghiên cứu tư liệu như: PGS.TS. Phạm Xuân Hằng - Chủ tịch Hội đồng, PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ - Phản biện 1, PGS.TS. Vũ Văn Quân - Phản biện 2, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn - Đại diện Ban tư vấn chuyên môn, PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ - Ủy viên… cùng chủ đầu tư và các biên tập viên Nhà xuất bản.
 
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hằng - Chủ tịch hội đồng điều hành buổi nghiệm thu.
 
Sau hơn một năm triển khai biên soạn, TS. Đào Thị Diến và nhóm soạn giả đã trình Hội đồng nghiệm thu tập bản thảo khá dầy dặn với gần 500 trang khổ A4, chưa kể phần Phụ lục. Bằng phương pháp khảo sát tư liệu, so sánh đối chiếu, dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt, công trình được hoàn thành với 85 văn bản pháp quy có giá trị cao thể hiện ở 4 lĩnh vực của thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954 gồm: Địa giới - Tổ chức bộ máy hành chính; Quy hoạch - Xây dựng; Giao thông và Văn hóa - Giáo dục. Dưới 4 lĩnh vực lớn đó, chủ biên còn chia tiếp các vấn đề thứ cấp, phân chia thành các mục nhỏ hơn để tiện tra cứu và tăng khả năng tiếp nhận văn bản của người đọc.
 
Tại buổi nghiệm thu, nhiều ý kiến đánh giá chất lượng bản thảo khá cao, chỉ rõ những khác biệt và ưu điểm vượt trội của công trình. Trước hết, đây là công trình nhằm tiếp nối và bổ sung cho bộ sách “Hà Nội qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1873 - 1954)” của cùng tác giả, được xuất bản năm 2010. Công trình lần này là sự đi sâu khai thác theo mảng vấn đề. Nếu như bộ sách đã xuất bản chỉ nêu danh mục các đầu tư liệu thì công trình này có mở rộng, chọn lọc dịch toàn văn một số văn bản pháp quy quan trọng. Việc dịch toàn văn các văn bản này không chỉ cần thiết cho các nhà nghiên cứu mà còn giúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý đô thị và hoạch định chính sách ở Hà Nội. Nó không chỉ là tư liệu lịch sử đơn thuần mà còn là tư liệu mang tính thời cuộc, luôn sống động, hiện hữu và có tầm ảnh hưởng. Về mặt bố cục, mặc dù có sự thống nhất trong kết cấu so với bộ sách đã in nói trên nhưng tập bản thảo đã được thiết kế hợp lý hơn, có sự phân cấp rõ ràng theo trình tự thời gian, hướng nhiều đến lợi ích của bạn đọc.
 
TS. Đào Thị Diến chủ biên đề tài trình bày nội dung trước Hội đồng.
 
Hơn thế, việc lựa chọn, sưu tầm, xử lý và dịch thuật các văn bản pháp quy được làm hết sức công phu và nghiêm túc. TS. Đào Thị Diến cùng cộng sự đã dành khá nhiều tâm sức cho công trình. Bởi việc dịch thuật vô cùng vất vả. Nó đòi hỏi người dịch phải có chuyên môn hành chính, am tường thời điểm văn bản ban hành và tài năng chuyển ngữ. Đây được xem là ưu điểm lớn khẳng định giá trị và chất lượng của bản thảo.
 
Ngoài ra, vấn đề về tên gọi của bản thảo cũng được nhiều ý kiến thảo luận. Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Hằng, tên bản theo đề cương ban đầu là chưa phù hợp, cần đi theo hướng của sản phẩm hiện có - một sản phẩm không phải từ nghiên cứu chuyên khảo mà là một sản phẩm biên dịch với tư cách sách tư liệu. Do đó, tên sách đề ra trong bản thảo “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954” là khá hợp lý. Với tên gọi đó, tính chất và nội dung bản thảo được thể hiện rõ. Nó cũng chỉ ra điều kiện bắt buộc của việc biên dịch là hoàn toàn bám sát văn bản, trung thành với tư liệu hiện có.
 
PGS.TS. Vũ Văn Quân - Phản biện 2 phát biểu
 
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, các thành viên Hội đồng cũng chỉ ra một số nhược điểm và những thiếu sót cần chủ biên phải sửa chữa và gia công thêm. Cụ thể là cách trình bày cần phải khoa học và sáng rõ hơn nữa, đặc biệt là ở bài Tổng quan của công trình. Ở bài Tổng quan, ngoài nội dung theo các vấn đề, người viết nên giới thiệu khái quát số lượng văn bản và thẩm quyền các chủ thể ban hành văn bản... Hội đồng cũng đề nghị nhóm tác giả cần bổ sung một số sơ đồ, hoàn thiện phần Index, Phụ lục và Mục lục, đồng thời hạn chế tối đa việc sai sót trong dịch thuật.
 
Thay mặt chủ đầu tư, ông Lê Tiến Dũng - Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội phát biểu cám ơn các ý kiến đóng góp của Hội đồng và lưu ý chủ biên cần bổ sung thêm một số văn bản thuộc lĩnh vực giáo dục để có sự cân đối về dung lượng. Ông tổng giám đốc cũng nhất trí với ý kiến cần có người hiệu đính bản thảo, hỗ trợ nhóm biên soạn hoàn thiện công trình với chất lượng tốt nhất có thể trước khi ra mắt độc giả.
 
Ban quản lý Dự án cùng các thành viên Hội đồng và nhóm tác giả trao đổi, đánh giá và đóng góp ý kiến cho để tài.
 
Có thể thấy rằng, đây là một công trình rất có giá trị trong mảng sách tư liệu của Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Nó hấp dẫn người đọc chính từ bản thân những dữ liệu thông tin. Còn những người khổ công biên soạn hay chính là những người “nắm giữ được câu thần chú” để mở cửa “kho báu” (theo cách ví của PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ) như TS. Đào Thị Diến là cầu nối quan trọng giúp nó đến gần hơn với công chúng, giúp nó đi vào thực tiễn và gởi mở những vấn đề mới mẻ. Đó chính là đích đến mà chúng ta phải luôn ghi nhận và trân quý.
 
Trang Phạm
 
Nhà xuất bản Hà Nội
 
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)