TỦ SÁCH THĂNG LONG NGHÌN NĂM VĂN HIẾN GIAI ĐOẠN 2 NHỮNG Ý KIẾN PHẢN BIỆN ĐÃ NÂNG TẦM LỊCH SỬ CHO TỪNG CHUYÊN ĐỀ
CUỐN: BIÊN NIÊN SỬ PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1945)
BẢN THÂN THƠ MỚI KHÔNG CẦN GIỚI THUYẾT " HÀ NỘI ", NHẤN MẠNH HÀ NỘI QUÁ KHÔNG HỢP LÝ CẢ VỀ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Cuốn Biên niên sử Phong trào thơ mới do PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn chủ biên. PGS-TS Phạm Quang Long Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu bản thảo, Nhà thơ Bằng Việt, Trưởng ban tư vấn chuyên môn. Phản biên: PGS -TS Nguyễn Bá Thành, PGS- TS Hà Văn Đức, PGS- TS Lưu Khánh Thơ, TS Chu Văn Sơn. Các nhà khoa học biên soạn đã báo cáo quá trình thu thập tư liệu Phong trào thơ mới, 80% tư liệu được thu thập đầy đủ theo ông Phạm Quang Long. Về Biên niên sử được sắp xếp theo năm, kết thúc mốc lịch sử 8-1945, biên niên 14 chương, chia 14 năm, cách sắp xếp thuận lợi cho tra cứu. Lời dẫn của nhóm biên soạn đã tạo được nhiều dấu ấn, dẫn dắt bạn đọc ham mê tìm hiểu thơ mới hơn. các nhà khoa học đánh gía cao tư liệu minh họa thơ mới của nhóm biên soạn. Về nghiên cứu tổng quan thơ mới, vấn đề bản quyền được đặt ra nghiêm túc hơn, xin ý kiến gia đình ông Từ Sơn & P. Hồng Giang, những chất vấn được giải đáp.
Tuy nhiên, những vấn đề " Hà Nội" bao tầm khu trú trong thơ mới thì không hợp lý, băn khoăn vẻ vơ vào của Hà Nội trong thơ mới, đâu chỉ Hà Nội mới có thơ mới.
Sau chỉnh sửa Hội đồng khoa học đã nghiệm thu bản thảo.
CUỐN : KINH TẾ ĐỐI NGOẠI THĂNG LONG HÀ NỘI
DUNG LƯỢNG NGHIÊN CỨU CHƯA ĐỦ 1000 NĂM, VẤN ĐỀ THĂNG LONG Ở TRONG LỊCH SỬ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
Cuốn sách nêu được khái quát Lịch sử hình thành Kinh tế đối ngoại Thăng Long và Kinh tế đối ngoại Việt Nam do GS-TS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch& Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng. Phản biện : PGS-TS Trần Đình Thiêm, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn Kim Hào. Ủy viên Hội đồng: TS Đinh Hạnh nguyên Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, PGS- TS Nguyễn Chí Mỳ, TS Nguyễn Minh Phong. Tập thể biên soạn : GS-TS Tô Xuân Dân, TS Nguyễn Quang Lân. đã trình bày kết cấu, bố cục của cuốn sách, nêu bật được cách tiếp cận kinh tế đối ngoại một cách logic, ảnh và tư liệu phong phú, có giá trị lịch sử về nền kinh tế đối ngoại đa chiều, có tính nghiên cứu tham khảo về tư liệu đối với các trường đại học, cách kết cấu hòa trộn tiêu đề một cách liền mạch, gợi cảm, phân kỳ theo thời gian. Chia rõ hai hành lang kinh tế, tránh những vấn đề nhạy cảm về chủ trương, (lịch sử hình thành), Phần 1 được bổ sung nghiên cứu 30 năm làm rõ các nút chuyển, giữa các phân kỳ. Phân kỳ từng thời kỳ có tính độc lập và phát triển.
Về dung lượng cần một cách viết tổng thể về lịch sử Kinh tế đối ngoại Việt Nam. So sánh lợi thế Quốc gia của Hà Nội với các tỉnh và các tỉnh có nền kinh tế đối ngoại phát lộ sớm do thuận lợi thiên nhiên: Cửa sông, cửa biển, giáp biên giới... Một số tư liệu bảng, biểu trùng lặp được loại bỏ, cấu trúc, ngữ văn sau khi trau truốt đúng tính chất ( đối ngoại) Hội đồng nghiệm thu đã nhất trí để dự án đưa vào triển khai xuất bản.
Nhà báo : LÊ BIỂU
Phó Tổng Giám đốc & Biên tập Nhà xuất bản Hà Nội