CUỐN: PHỤ NỮ THĂNG LONG HÀ NỘI KHI NGHIỆM THU ĐỀ TÀI
Mục đích làm nổi bật những đặc trưng về tính cách, bản sắc của người phụ nữ Hà thành. Khi phân ra từng lĩnh vực, chia nhỏ từng thời kỳ phân khúc rất khó, khảo cứu phụ nữ thời tiền Thăng Long, thế kỷ XIX, ít tài liệu đề cập đến phụ nữ, tư liệu nghèo, chỉ phản ánh phụ nữ gắn liền với vấn đề gia đình. Có chăng những phụ nữ nằm ở vai trò phản diện như Tuyên phi Đặng Thị Huệ, Tú Hồng... với phân chia giai tầng: Phụ nữ giới thượng lưu, trung lưu và phụ nữ bần cố lao động dưới chế độ phong kiến, đây đó nhìn dưới giác độ hoàn cảnh thời bấy giờ cũng phần nào có cái nhìn cảm thông vì : thời thế, thế thời và họ phải thế, bản chất chung của phụ nữ thời phong kiến: an phận thủ thường nằm trong mái nhà " bộ hàm" có được chữ " an" Vai trò phụ nữ ở thời hiện đại phản ảnh qua cuốn sách phong phú và đa dạng . Ở phần 2 của cuốn sách, phù hợp với vai trò phụ nữ Thăng Long với sự khác biệt của các nhóm đối tượng giai đoạn trước cách mạng, trước giải phóng, trước đổi mới. Nói đến phụ nữ thời này bao hàm về quản lý gia đình, kiếm sống, khả năng nội trợ, khả năng vươn lên những vị trí vốn của đàn ông, tính khoan dung, độ lượng, tinh tế trong ứng xử.
Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp. Nhưng phụ nữ Việt Nam hiện đại với danh hiệu “Phụ nữ ba đảm đang”.
Cách nhìn biện chứng về vấn đề bản sắc, phẩm chất phụ nữ Thăng Long – Hà Nội đồng điệu với các địa phương khác. Hà Nội là Thủ đô nơi hội tụ tinh hoa lan toả truyền thống, vì thế không cần nhấn mạnh tôn vinh đặc điểm riêng có của Hà Nội.
Cuối cùng Hội đồng khoa học tu chỉnh bản thảo về tiêu chí, kết cấu các nội dung của đề tài: Chia làm 3 phần, mỗi phần theo từng giai đoạn lịch sử. Tác giả biên soạn đã khái quát phẩm chất tiêu biểu những đóng góp nổi bật phụ nữ Thăng Long – Hà Nội, " đảm việc nước, giỏi việc nhà", cuốn sách cũng mang tính nghiên cứu trên những tư liệu sẵn có thời Pháp thuộc, chống Mỹ và phụ nữ thời hiện đại, thời đổi mới. Nét đẹp tinh tế, thanh cao của phụ nữ Hà Nội thể hiện qua câu:
“Không thơm cũng thể hoa Nhài
Không thanh cũng thể là người Tràng An”.
Lê Biểu - Nhà báo
Phó Tổng Giám đốc NXBHN