Index was outside the bounds of the array. CUỐN : KINH ĐÔ THĂNG LONG NHỮNG KHÁM PHÁ KHẢO CỔ HỌC
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 05/08/2016 08:49
CUỐN : KINH ĐÔ THĂNG LONG NHỮNG KHÁM PHÁ KHẢO CỔ HỌC

Chủ biên : PGS- Ts Tống Trung Tín.

Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài : PGS -TS Vũ Văn Quân . PGS- TS : Trịnh Năng Chung. PGS- TS : Hán Văn Khẩn, PGS-TS: Hoàng Văn Khoán . TS: Nguyễn Văn Sơn .

Cuốn sách đã khai thác triệt để các giá trị lịch sử- văn hóa của các di tích, di vật khảo cổ học trong chính thể cấu trúc kinh đô Thăng Long, hình thành trong điều kiện địa chất, địa lý, địa mạo, địa hình và trong tiến trình lịch sử cũng như qúa trình nghiên cứu kinh đô Thăng Long từ góc độ khảo cổ học. Bằng phương pháp trình bày kết hợp giữa không gian và thời gian, tác giả đã đưa đến cho người đọc những nhận thức toàn diện, sâu sắc về diện mạo kinh đô Thăng Long, gía trị lịch sử văn hóa to lớn của các di tích trong kinh đô. 

 

 

Nội dung cuốn sách : " Khảo cổ học với việc nghiên cứu dấu tích Kinh đô Thăng Long".  Cuốn sách có 3 chương . Ở phần mở đầu trên cơ sở thư tịch và khảo cổ học bước đầu khái quát về điều kiện tự nhiên, lược sử hình thành và phát triển, nhất là tiến trình phát triển lịch sử văn hóa liên tục từ thời Đại La qua Đinh tiền Lê đến Lý, Trần, Lê (diễn biến các tầng văn hóa tại 18 Hoàng Diệu.

     Chương 1 : Từ 1990 đến nay, Khảo cổ học tiến hành một số cuộc khai quật thăm dò tìm hiểu di tích Đoan Môn, Kính Thiên, Bắc môn có thuộc vị trí chính điện thiết triều Lý- Trần- Lê, có thuộc di tích thần điện Kính Thiên hiện nay hay không? Sách khái quát quá trình nghiên cữu và một số phát hiện đáng chú ý ở các di tích như di tích Đoan Môn có 3 tầng văn hóa chồng xếp lên nahu, từ Lý , trần, đến Lê, nhất là dấu tích con đường đời Trần, viền đá trắng lát quanh chân tường Đoan Môn thời Lê, sân nền gạch vồ đi liền với viền đá lát,... dấu tích kiến trúc, di vật (gạch ngói, gốm sứ....) từ thời Đại La thế kỷ XIX -XX. Tại địa điểm Hậu Lâu, các nhà khảo cổ đã xác định được cảnh quan " Bến nước" , " Hồ nước" trong hoàng cung Lê sơ phía sau điện Kính Thiên. Tại địa điểm Bắc Môn: Trong tầng văn hóa, bên cạnh các di vật gạch, ngói, gốm sứ từ thời Trần đến thời Lê Trung Hưng đã xác định hai dấu tích kiến trúc : dấu tích bó nền gạch vồ ở phía Tây cửa Bắc Môn và một phần di tích kiến trúc khảo cổ ở phía Nam cửa Bắc Môn. Đặc biệt tại không gian chính điện Kinh Thiên,  kết qủa khai quật trên diện tích 3500 m2, từ 2008 - 2014, đưa ra một số nhận xét sau:

     + Xác định được tầng văn hóa đầy đủ nhất với niên đại kéo dài từ thế kỷ 8, 9 đến đầu TK 19, 20.

     + Xác định được dấu tích kiến trúc quan trọng ở trục Trung tâm có niên đại kéo dài từ thời Lý đến thời Lê Trung Hưng (4 dấu tích kiến trúc thời Lý, nhiều dấu tích kiến trúc thời Trần, xác định một phần không gian chính điện Kính thiên thời Lê. Kết qủa nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ về trục Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

       Từ năm 2002 -2009, các nhà khảo cổ học đã khai quật 33.000 m2 ở khu di tích trung tâm hoàng thành tại 18 Hoàng Diệu. Cuộc khai quật đã làm phát lộ một hệ thống di tích, di vật có số lượng lớn nhất, phong phú nhất, đa dạng nhất, chồng xếp nối tiếp, liên tục qua suốt hàng nghìn năm lịch sử, mang lại giá trị hết sức to lớn, mới mẻ làm thay đổi hẳn nhận thức xưa nay về tiền Thăng Long (thời Đại La) cho đến các thời Lý - Trần - Lê - Mạc - Lê Trung Hưng , chính nhờ đó mà di sản hoàng thành đã được vinh danh là di sản thế giới. Một số khám phá quan trọng:

     + 40 di tích thời Đại La, gồm có 18 dấu tích kiến trúc, 7 giếng nước và 15 hệ thống đường cống nước.

      + Di tích, di vật thời Đinh Tiền Lê : Trong cùng tầng văn hóa Đại La có 13 dấu tích kiến trúc của các công trình kiến trúc gỗ thời Đinh Tiền Lê với mặt bằng kiến trúc nhỏ hình vuông và hình chữ nhật. Kỹ thuật chôn cột và gia cố chống lún bằng cách dùng thanh gỗ xếp dọc hoặc ngang làm móng bè và sử dụng tảng kê chân cột.

     + Di tích , di vật thời Lý : 79 di tích, gồm 53 di tích nền móng kiến trúc, 7 di tích móng tường bao, 6 giếng và 13 hệ thống đường ống cống tiêu thoát nước. Kiến trúc Lý được quy hoạch rất bài bản, quy chuẩn trước khi xây dựng. Mặt bằng và quy mô kiến trúc rất đa dạng, gồm một số mặt bằng hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác và bát giác, trong đó mặt bằng chữ nhật là phổ biến và đa dạng nhất. Kỹ thuật xây dựng nền móng kiến trúc theo quy trình sau : 1. Xây dựng tôn móng đắp nền 2. Định vị móng trục và đào hố để gia cố móng trụ sỏi để đặt chân tảng đá kê cột. 3. Bó gạch xung quanh nền nhà sau khi xây dựng xong công trình. Nghệ thuật trang trí kiến trúc và sản xuất gốm men thời Lý rất phát triển và độc đáo.

     + Di tích, di vật thời Trần : Bước đầu xác định được 20 di tích, bao gồm 7 di tích nền móng kiến trúc, chín di tích móng tường bao, 2 giếng nước và hai cống nước. Nét độc đáo trong xây dựng thời Trần là bó gạch và xếp gạch hình hoa chanh.  Đặc biệt, gốm hoa nâu đạt tới đỉnh cao thời Trần.

     + Di tích , di vật thời Lê ( TK 15- TK 18) : 16 di tích gồm 4 di tích kiến trúc, 9 giếng nước và 3 cống nước. Một số di tích còn lại cho thấy kiến trúc Lê cũng có quy mô kiên cố và to lớn. Đáng chú ý là sản xuất gạch vồ cỡ lớn có ghi phiên hiệu, ngói lợp diêm mái có dấu vát chéo, nhất là ngói trang trí rồng 5 móng. Gốm men trắng hoa lam là thành tựu nổi bật của kỹ mỹ thuật gốm sứ thời Lê.

       4. Ngoài các di tích khảo cổ học thuộc trục trung tâm và 18 Hoàng Diệu, sách còn giới thiệu các di tích kahro cổ khác như 11 Lê Hồng phong, 62, 64 Trần Phú, Giảng Võ trường, Quần Ngựa, Văn Miếu, Đàn Xã Tắc, đàn tế Nam Giao, Đoài môn... Kết qủa khai quật khảo cổ học tại các di tích này đã phát hiện được các di tích  kiến trúc và di vật khảo cổ quan trọng cho việc tìm hiểu toàn diện và sâu sắc hơn diện mạo Kinh đô Thăng Long. Sau đây xin nêu một số di tích tiêu biểu làm ví dụ.

      + Về di tích 11 Lê Hồng Phong; phát hiện các thanh gôc kè, gạch, ngói, trang trí kiến trúc... nhất là các loại ngói âm dương xây dựng cung điện thời Lý.  Các di vật ở đây rất đẹp chứng tỏ 11 Lê Hồng Phong thuộc hoàng cung.

      + Về di tích 62-64 Trần Phú: Phát hiện móng trụ sỏi thời Lý, dấu tích hai dải hoa chanh thời Trần, 1 móng nền thời Lê... Ngoài ra, tại đây còn phát hiện hàng vạn di vật quý như gạch, ngói, trang trí kiến trúc, gốm men đồ sắt... chứng minh 62-64 Trần Phú nằm trong khu vực Thăng Long thời Lý Trần Lê.

     + Tại địa điểm Giảng Võ trường: phát hiện 2 dấu tích kiến trúc có tường vây quanh bằng gạch vồ, quy mô kiến trúc lớn hình chữ nhật, nhiều loại vũ khí bằng sắt như súng lệnh, 7 câu liêm, 33 giáo, 22 mũi trường, 1 qua, 7 lao, 46 đầu mũi tên, 1 móc câu trùm, 6 mũi chông, 1 đinh ba, 28 viên đạn đá, 1 mộc bài, đầm gỗ, một số đồ gốm, đồ sành... Theo một số nhà nghiên cứu đây là dấu tích của Giảng Võ trường thời Lê Sơ.  

     + Tại địa điểm Đàn Xã Tắc : việc nghiên cứu Đà Xã Tắc thời Lý Trần Lê có ý nghĩa rất lớn. Bởi vì Đàn Xã Tắc quốc gia được thờ cúng long trọng linh thiêng. Các nhà khảo cổ đã phát hiện móng Đàn Xã Tắc thời Lý Trần Lê.

     + Đàn Nam Giao : Phát hiện dấu tích kiến trúc lớn thuộc đàn tế Nam Giao từ thời Lý đến thời Lê Trung Hưng: móng chữ Công, móng trụ. Đàn tế Nam Giao là một loại công trình kiến trúc văn hóa tâm linh đặc biệt vào bậc nhất thời Lý Trần Lê.

     Nhờ những khám phá khảo cổ học to lớn như trên mà UNESCO công nhận khu di tích Trung tâm  Hoàng  thành Thăng Long là di sản Văn hóa thế giới.

 

Lê Biểu - Nhà báo

Phó Tổng Giám đốc NXBHN

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)