Index was outside the bounds of the array. Phụ nữ dưới thời phong kiến bị cai trị hà khắc như thế nào
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 11/11/2019 08:48
Phụ nữ dưới thời phong kiến bị cai trị hà khắc như thế nào

 Trong cuốn “Phụ nữ Thăng Long- Hà Nội”, tác giả TS Nguyễn Ngọc Mai cho thấy rõ sự nghiệt ngã của quan niệm trọng nam khinh nữ, triết lý “phu xướng, phụ tùy” với hàng mớ giáo lý đã khiến người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn cung cúc tận tụy song vẫn phải chịu cảnh cơ cực, lầm than.

Điển hình của chế độ phong kiến là xem thường phụ nữ, từ vua tới quan đều tuân thủ tôn pháp và lấy lễ giáo Khổng Mạnh làm phương châm ứng xử, nhất là giai đoạn nhà Lê- Nguyễn sau này. Với quan niệm “đàn bà là giống khó dạy” (phụ nhân nan hóa) lễ giáo Khổng Mạnh cùng với hệ thống các công cụ, lực lượng tôn sùng Nho giáo đã tạo ra một “vòng tròn lửa” có khả năng cương tỏa và buộc mọi người phụ nữ chỉ có thể luẩn quẩn, đau đớn ở bên trong mà không có cách nào thoát ra được. Giai cấp phong kiến cũng căn cứ vào đó ra sức “giáo huấn” dậy dỗ. Bằng mọi cách từ luật nước, lệ làng, những người thân yêu của phụ nữ đều bị nhồi sọ, tuyên truyền bởi những lý lẽ, tín điều của chế độ tôn pháp và lễ giáo Khổng Mạnh. Trong bối cảnh vua thì huấn điều, chế biểu, làm luật, quan thì viết thành sách, làm thành thơ, các trí thức Nho học thì giảng dạy chữ nghĩa thánh hiền, tất cả đều chung một quản điểm phải giáo dục phụ nữ. 

Luật Hồng Đức khi ấy được đánh giá có giá trị luật pháp và nhân văn vượt lên trên hết các bộ luật trước đó vậy mà vẫn còn nhiều nội dung được biên soạn dành riêng “răn đe” phụ nữ bằng phạt trượng. Cụ thể: Điều 34 (quyển 2) luật Hồng Đức quy định “đàn bà trong khi có tang mà bỏ đồ tang mặc đồ thường và vui chơi đàn hát thì biếm hai tư, gặp đàn hát mà nghe hay là dự những tiệc vui mừng đều xử phạt 80 trượng”… Bằng cách đưa phụ nữ vào khuôn khổ như vậy đã để lại hệ quả người phụ nữ bị mất đi sức phản kháng… Phụ nữ trở thành tài sản của nam giới.

Trong khoảng thời gian từ XV-IX cũng là thời kỳ xuất hiện hàng loạt các bộ sách thơ văn bằng chữ Hán và chữ Nôm thuộc dạng huấn ca như “Gia huấn ca”, “Nữ tắc, nữ huấn”, “Nữ phạm diễn nghĩa”… đều chung một mục đích là dậy dỗ cho người phụ nữ phải có nghĩa vụ, bổn phận cáng đáng, phục vụ chồng và gia đình chồng sao cho tận tụy, trung thành và hy sinh bản thân mình nhiều nhất mà không có quyền được đòi hỏi đền đáp.

Vương Hà

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)