Index was outside the bounds of the array. “Phụ nữ Thăng Long- Hà Nội”- tái dựng hình ảnh về người phụ nữ đất Kinh kỳ
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ hai, 11/11/2019 08:48
“Phụ nữ Thăng Long- Hà Nội”- tái dựng hình ảnh về người phụ nữ đất Kinh kỳ

Lịch sử của Thăng Long- Hà Nội đã tồn tại hơn 1000 năm nhưng điều dễ nhận thấy là có rất ít thông tin, sự kiện, nhân vật là nữ giới được ghi chép lại. Vấn đề không phải họ không có đóng góp gì cho mảnh đất này mà là ở cách của những người cầm bút đương thời mang sẵn quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Chỉ những nữ nhân cực kỳ xuất sắc như Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyễn Thị Lộ, Huyền Trân, Ngọc Hân… mới được ghi chép lại vài dòng.  Với mong muốn đưa ra cái nhìn bao quát về vai trò, vị trí của người phụ nữ Thăng Long- Hà Nội qua các thời kỳ từ phong kiến đến hiện đại, TS Nguyễn Ngọc Mai đã dầy công thu thập tư liệu, biên khảo nên cuốn “Phụ nữ Thăng Long- Hà Nội ”.

 Dầy hơn 400 trang, cuốn “Phụ nữ Thăng Long- Hà Nội ” là công trình cố gắng kế thừa những nghiên cứu, khảo cứu đi trước để có thể tập hợp các tư liệu tản mạn mà tái dựng lại hình ảnh toàn diện về người phụ nữ của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Dựa trên các nguồn tư liệu chính sử , dã sử, văn hóa dân gian, hò vè, thần tích, bi ký… người đọc sẽ có hình dung tương đối toàn vẹn về vị thế, vai trò của người phụ nữ Thăng Long- Hà Nội trong việc hình thành và tạo dựng nên truyền thống văn hóa, xã hội của nơi này. Việc nghiên cứu và biên soạn sách chuyên khảo về đối tượng là phụ nữ Thăng Long- Hà Nội đòi hỏi phải tìm hiểu, khảo sát, lựa chọn từ nhiều nguồn tài liệu và cố gắng đảm bảo các nguyên tắc: bao phủ được các lĩnh vực đóng góp của phụ nữ trên các lĩnh vực từ văn hóa, quân sự, chính trị, kinh tế, gia đình để làm rõ vị thế xã hội, vai trò và những đóng góp của người phụ nữ sinh sống trên mảnh đất này qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. “Các quan điểm về văn hóa vùng và vùng văn hóa sẽ là những thao tác lý luận chính được sử dụng trong công trình này”- TS Nguyễn Ngọc Mai chia sẻ. 
Trong cuốn sách, người đọc sẽ dần cùng quay ngược thời gian trở về với bối cảnh của Thăng Long- Hà Nội thời phong kiến, thời Pháp thuộc… để biết thêm nhiều câu chuyện về phụ nữ thời xưa đã sống, làm việc… như thế nào.

Vương Hà

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)