Vì sao có trận “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”?
Tuy nhiên, Cuộc tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân miền Nam đã khiến Mỹ choáng váng, lung lay ý chí xâm lược. Mặc dù vậy với bản tính hung hăng, ỷ vào sức mạnh của một siêu cường, Mỹ đã đề ra những âm mưu hòng chiếm lợi thế trên bàn đàm phán. Trong cuốn “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” do Thiếu tướng, PGS. TS Trịnh Vương Hồng làm chủ biên đã nêu rõ: Ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống chính quyền Sài Gòn, Mỹ còn bỏ tiền thuê hàng chục cơ quan nghiên cứu, trường đại học, tổ hợp công nghiệp nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào sản xuất nhiều vũ khí mới hiện đại, trong đó có máy bay B.52 với mục tiêu trở thành “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm”.
Để giải tỏa áp lực tiến công của Quân giải phóng trong Chiến dịch hè 1972; Hoa Kỳ quyết định mở Chiến dịch Linebacker I, ném bom miền bắc Việt Nam, thả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, nhằm làm kiệt quệ miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam. Không lâu sau, chúng tiếp tục thực hiện chiến dịch Linebacker II với mưu đồ ném bom dải thảm, hòng đưa Hà Nội và Hải Phòng trở về thời kỳ đồ đá. Quân và dân miền Bắc đã chống trả quyết liệt trong 12 ngày đêm làm nên chiến thắng lịch sử với tên gọi "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".
Hữu Trưởng