Index was outside the bounds of the array. Các hình thức hôn nhân ở Thăng Long – Hà Nội
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ tư, 13/11/2019 10:52
Các hình thức hôn nhân ở Thăng Long – Hà Nội

Trong lịch sử nhân loại, hôn nhân và gia đình đã trải qua nhiều hình thái khác nhau, gắn liền với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vậy, trong mỗi hình thái hôn nhân và gia đình có những đặc điểm gì ? Và giữa các hình thái có điểm gì khác nhau ? Để được biết rõ hơn về điều này mới các bạn đón đọc cuốn sách Gia đình Thăng Long Hà Nội do tác giả GS.TS Lê Thị Quý biến soạn. Cuốn sách nằm trong Dự án Tủ sách ngàn năm văn hiến giai đoạn II, do Nhà xuất bản ấn hành.

 Nói đến hình thức hôn nhân thời phong kiến điều đầu tiên chúng ta phải đề cập đến là Hôn nhân theo chế độ phụ quyền, đa thê: Đây là loại hình hôn nhân khá phổ biến của các cuộc hôn nhân trong chế độ phong kiến tại Thăng Long Hà Nội từ thời phong kiến đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Luật Hồng Đức đã quy định nhiều điều điều khoản trong đó người đàn ông chồng, cha đóng vai trò vị trí thống trị, còn người phụ nữ, mẹ vợ ở vị trí bị trị. Người phụ nữ khi về nhà chồng bị nhiều quy định khắt khe “ Con gái là con người ta, con dâu là của mẹ cha mua về” “Thân em như hạt mưa rào, hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”.Hôn nhân theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đây. Đã lấy chồng chỉ biết nhà chồng , người phụ nữ không còn lien lạc với gia đình nhà đẻ. Nho giáo đã cụ thể hóa hôn nhân phụ hệ theo nguyên tắc “ Tam tòng, tứ đức” cho phụ nữ : Tam tòng là tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức là công , dung, ngôn , hạnh để trói buộc người phụ nữ vào chồng và gia đình nhà chồng. Chế độ phụ quyền đa thê đã tạo cảnh “Chồng chúa vợ tôi” mọi người vợ phải chiều chồng, phụ vụ chồng tuyệt đối kể cả việc phải chia sẻ tình yêu của chồng. Trong khi đó người phụ nữ bị ép lấy một người đàn ông đàn ông duy nhất.

Hôn nhân mang màu sắc chính trị: Trong chế độ phong kiến, rất nhiều cuộc hôn nhân mang màu sắc chính chị như con vua được gả cho các quan,tướng giặc, con vua, em vua được gả cho vua của nươc khác…Thời nhà Trần : công chúa Ngoạn Thiềm được gả cho Nguyễn Nộn; vua Trần Thánh Tông gả em gái là An Tư công chúa cho tướng giặc Thoát Hoan (Nguyên Mông); Đời vua Trần Anh Tông  để mỗi quan hệ bền vững hơn nhà Trần đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành…

Hôn nhân mang yếu tố kinh tế và quan điểm “Môn đăng hộ đối”: Đây là quan điểm thông thường của các bậc cha mẹ khi dựng vợ, gả chồng cho con cái. Điều này làm cho họ an tâm về hạnh phúc của con khi điều kiện hai gia đình tương xứng. Tuy nhiên, trên thực tế đây chỉ là một yếu tố đảm bảo mà không phải là tất cả đặc biệt khi hai người không yêu nhau. Thời phong kiến, các gia đình vua chúa, quý tộc lại càng khắt khe với tiêu chuẩn” Môn đăng hộ đối.” Đây là quan điểm đã ăn sâu vào quan điểm của người Việt từ thời phong kiến và nó vễ còn phảng phất đâu đó quan điểm này ở thời hiện đại ngày nay.

Hôn nhân tự do không phân biệt sang hèn:  Quan điển hôn nhân tự do này lại được tồn tại nhiều nhất trong chính các vua, quan thường họ có điều kiện thực thi hôn nhân tự do vì họ có quyền thế.  Các đời vua được kén chọn hàng trăm cung nữ vào cung, khi gặp cô gái nào vừa mắt trong dân họ có thể đưa về làm vợ. Kiểu hôn nhân này ở triều đại phong kiến nào cũng có. Hôn nhân trong các quan lại, quý tộc cũng có nhưng hạn chế hơn. Các cô gái trong cuộc hôn nhân này phần lớn bị động. Cuộc hôn nhân điển hình cho hình thức hôn nhân này là mối tình của vua Lý Thánh Tông và cô thôn nữ Ỷ Lan; chuyện tình của thái tử Sảm (Lý Huệ Tông) với Trần Thị Dung; tiếp đó là chuyện tình cảm động của Lý Chiêu Hoàng với Trần Cảnh…

Hôn nhân nội tộc và Gia đình trị: Hiện tượng Gia đình trị là một hiện tượng xuất hiện phổ biến trong tất cả các triều đại phong kiến  vì vua phải dựa vào lượng lượng của than tích để lãnh đạo theo kiểu “Một gọt máu đào hơn ao nước lã”. “Một người làm quan cả họ được nhờ” ăn sâu vào trong tiềm thức của họ ví dụ như thời Trần có Trần Bình Trọng chuyển họ Lê sang họ Trần, Đến triều Lê thì Nguyễn Trãi thành Lê Trãi, đến thời Lý Thái Tông đã phong tước cho ba ông bố vợ .. . Thói quen Gia đình trị này con lan xuống tận cả dân gian từ những quan to đến quan bé. Và như chúng ta biết hiện tượng này vẫn còn khá phổ biến nhờ ông quan to nhiều nhiều dòng họ kéo nhau thống trị các cơ quan nhà nước.

Ngoại thích- Một nguy cơ lớn cho các triều đại phong kiến Việt Nam:

Ngoại thích có nghĩa là các thế lực bên nhà vợ xen vào nắm quyền lực bênh nhà chồng. Trên thực tế, mối quan hệ này không thể tránh khỏi khi mối quan hệ giữa hai bên gia đình trở nên thân thiết. Nhiều vị vua quan niệm rằng thà những người họ ngoại bên mẹ hoặc vợ mình nắm quyền còn tin tưởng hơn người ngoài.Điển hình ngoại thích dưới đời vua Lý Huệ Tông, Trần Minh Tông, Lê Thái Tông, Lê Uy Mục…

Trên đây là một số hình thức hôn nhân điển hình ở Thăng Long – Hà Nội. Trong xã hội ngày nay cách hinh thức này đã có những sự thay đổi khá mạnh mẽ như hiện tượng đa thê rất hạn chế, hôn nhân chung thủy một vợ một chồng  không mang tính chính trị mà tự do yêu đương và kết hôn. Tất cả những điểm này sẽ tạo ra một xã hội văn minh gia đình hạnh phúc.

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)