“Nhiệt đới gió mùa”-câu chuyện về người Hà Nội thời chiến tranh và hậu chiến
Tác phẩm trong bản chất là một cuốn tiểu thuyết nhưng được dồn nén lại trong một hình thức mà tác giả chỉ khiêm tốn ghi dưới là “truyện”. Nó là một tác phẩm viết về chiến tranh theo cách riêng của nhà văn, viết thẳng vào tim đen của mọi chuyện, gạt bỏ hết thảy mọi sự vẽ vời, đắp điếm, chỉ tập trung tối đa khoét sâu vào những “vết thương chiến tranh” khó bề chữa trị đối với những con người hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào sự kiện bi hùng. Chiến tranh có thể làm cho con người trở nên anh hùng hơn, những cũng chính chiến tranh có thể làm cho con người trở nên xấu xa hơn. Đó là 2 mặt biện chứng của chiến tranh mà lâu nay chúng ta vô tình hay cố ý chỉ nói về 1 mặt của nó. Truyện “Nhiệt đới gió mùa” của Lê Minh Khuê là một tác phẩm nằm trong “bảo tàng văn học chiến tranh” ở phương diện tố cáo chiến tranh đã gây nên lòng thù hận cho người, phát triển cái phần thú tính, phần “con” trong con người.
Thu Hương