Vừa lên ngôi Hoàng đế, Lê Thái Tổ đã giải tán hầu hết quân đội
Nghĩa quân Lam Sơn thời cực thịnh có lực lượng lên tới 35 vạn quân. Mặc dù quân số đông nhưng trước cách quản quân nghiêm nên quân đội của Lê Lợi được tổ chức chặt chẽ, rõ ràng. Chế độ binh dịch của nghĩa quân Lam Sơn rất rõ ràng, một nhà có 3 người mà có 1 người đi lính thì nhà đó sẽ được miễn phí phụ dịch trong 3 năm. Sau khi đánh đuổi quân Minh về nước, Lê Lợi xưng đế lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ngoài việc xây dựng lại bộ máy chính quyền, lực lượng quân đội cũng được cắt giảm đi đáng kể. Theo Cuốn “Vương Triều Lê (1428-1527)” do GS. TS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, sau khi giành được giang sơn, Lê Lợi đã cho 25 vạn quân về nhà làm ruộng, chỉ để 10 vạn làm quân để đề phòng việc nước. Quyết định này của Lê Lợi được xem là liều lĩnh thời bấy giờ bởi quân Minh dù bị đánh cho tơi bời nhưng với bản chất xâm lược chúng vẫn chưa từ bỏ ý định.
Quân đội vào đầu thời Lê sơ còn lại 10 vạn quân, được chia ra thành 5 đạo và 6 quân ngự tiền. Quân các đạo là quân đội đóng giữ ở các địa phương, chia thành các vệ thuộc về 5 đạo: Tây-Nam-Bắc-Hải Tây. 6 quân ngự tiền đều là số quân đội đóng ở kinh thành có nhiệm vụ bảo vệ kinh đô và cung điện nhà vua.
Hữu Trưởng