Index was outside the bounds of the array. Đẩy mạnh làm sổ hộ tịch thời Lê sơ
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 15/11/2019 09:40
Đẩy mạnh làm sổ hộ tịch thời Lê sơ

Sau khi tổ chức lại bộ máy chính quyền trung ương, quân đội, vua Lê Thái Tổ đã tổ chức bộ máy chính quyền cấp địa phương. Theo đó, cả nước được chia làm 5 đạo. Đông đạo gồm các lộ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách thượng, Nam Sách hạ và trấn An bang. Bắc đạo có các trấn và lộ Bắc Giang, Lạng Giang, Thái Nguyên. Tây đạo gồm các trấn Tam Giang, Tuyên Quang, Hưng Hóa và Gia Hưng. Nam đạo có Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Vương và Thiên Trường. Hải Tây đạo, gồm các lộ Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa, theo Cuốn “Vương Triều Lê (1428-1527)” do GS. TS Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên.

Đứng đầu mỗi đạo có chức Hành khiển và Tổng quản. Dưới đạo có các đơn vị hành chính là trấn, lộ, phủ, huyện, châu. Mỗi đơn vị hành chính như vậy đều có các chức chính quyền tương đương, như trấn có chức Trấn phủ sứ, Tuyên phủ sứ; lộ có chức An phủ sứ, Tổng quản... Đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã. Năm 1428, Lê Lợi đã chia xã làm 3 loại và đặt ra chức Xã quan. Xã lớn hơn 100 người trở lên có 3 Xã quan, 50 người có 2 Xã quan và xã nào có 10 người trở lên đặt 1 Xã quan. Ngoài ra, Vua Lê Thái Tổ còn ra chỉ lệnh các phủ, huyện, trấn, lộ làm sổ hộ tịch và bắt buộc phải hoàn thành năm 1429. Mục đích làm sổ hộ tịch nhằm nắm được danh số thực các hạng dân cư trong nước. Trừ số dân điêu hao, phiêu tán trong chiến tranh, số đân cư trong các làng xã, phố, phường, sách, động hiện còn lại bao nhiêu? Từ đó nhà nước định liệu các chính sách xã hội tương xứng.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)