Index was outside the bounds of the array. Mâu thuẫn nội bộ Công ty Đông ấn Anh ở Đàng Ngoài (1672 – 1697)
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ tư, 04/12/2019 02:26
Mâu thuẫn nội bộ Công ty Đông ấn Anh ở Đàng Ngoài (1672 – 1697)

 Cuối thế kỷ XVII, Công ty các thương nhân Luân Đôn làm ăn vùng Đông Ấn sang Kẻ Chợ thiết lập mối quan hê thương mại.

Trong quá trình làm việc, nhiều mâu thuẫn đã nảy sinh, trong đó có việc của cựu giám đốc William Keeling. Tháng 9 năm 1693, ông William Keeling chuyển hết đồ của mình ra khỏi thương điếm. Thương điếm công ty ở Kẻ Chợ trống trơn, chỉ còn một ít sắt và gỗ. Sau đó, hội ý của thương điếm công ty Đông Ấn Anh tại Kẻ Chợ đã ra nghị quyết phản đối giám đốc tha hóa William Keeling. Họ cũng gửi công văn cho ông William Keeling yêu cầu bàn giao thương điếm, thanh toán các khoản chi tiêu và lương cho thủy thủ. Họ cho rằng, ông William Keeling có trách nhiệm trả lời và giải quyết tất cả các thiệt hại vì có thể gây hại cho công ty hoặc cho con tàu Pearl và các thủy thủ. Trong khi đó, ở buổi thảo luận, William Keeling nhấn mạnh, mình không nghe thấy bất cứ điều gì từ công ty. Nhiều nhân viên đã ký tên đề nghị giam giữ ông William Keeling để điều tra những sai phạm của ông trong thời gian điều hành thương điếm tại Kẻ Chợ. Các thương nhân đã tìm đến một vị quan địa phương trình bày vụ việc của công ty mình. Vị quan đồng ý giúp đỡ, song các nhân viên này vẫn phải đề phòng việc ông William Keeling nộp đơn thỉnh nguyện lên Chúa Trịnh hoặc bỏ trốn…Toàn bộ chuyện mâu thuẫn nội bộ của các thương nhân Anh được ghi chép cẩn thận trong “Tuyển tập tư liệu công ty Đông ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672 – 1697)” do PGS.TS Hoàng Anh Tuấn thực hiện, NXB Hà Nội ấn hành trong dự án Tủ sách Thăng Long 1000 năm.

Thu Hương

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)