Nguồn gốc ra đời của chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ là loại hình văn tự dựa trên bảng chữ cái Latinh, thêm vào hệ thống dấu giọng thể hiện ngôn ngữ Việt. Chữ Quốc ngữ ra đời và định hình trong năm đầu thế kỷ 17, gắn liền với công cuộc truyền đạo Kitô của các giáo sĩ dòng tên ở cả hai miền Đàng Trong và Đoàng Ngoài trong việc soạn giảng các tài liệu và sách đạo. Để làm công việc đó các giáo sĩ phương Tây đã nghĩ ra cách ghi lại những âm sắc khác nhau của người An Nam bằng lối chữ viết của người châu Âu. Đó là công trình sáng tạo tập thể của các giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp và người Việt. Những tác giả đầu tiên đóng góp vào công việc xây dựng, cải tiến chữ Quốc ngữ là các cha Borri, Busomi, Rhodes…
Ở Thăng Long-Kẻ Chợ thời Lê-Trịnh chữ Quốc ngữ đã được các cha Gaspar, Rhodes và hai thầy giảng người Việt là Văn Tín và Bento Thiện sử dụng trong việc biên soạn sách và viết thư từ. Một trong những người có công lớn trong công cuộc sáng tạo và truyền bá chữ Quốc ngữ là Rohdes, giáo sĩ dòng tên gốc pháp, phục vụ triều đình Bồ Đào Nha và thần dân của Giáo hoàng La Mã. Tất nhiên, chữ Quốc ngữ được sử dụng thời này chỉ là một loại hình văn tự sơ khai. Nhiều từ ngày nay viết khác trước. Ví dụ: Trâu trắng = Tlâu tlắng; Chúa Trời=Chúa Blời; Con nhỏ=Con gnỏ; Ông già=Onja… Hoặc có những từ ngày nay dùng với nghía trái ngược. Ví dụ: sinh thì có nghĩa là chết, trong khi ngày nay sinh thì lại có nghĩa là lúc còn sống…
Hữu Trưởng