Index was outside the bounds of the array. Thăng Long thời Lê-Trịnh và sự phát triển của nền y học cổ truyền
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ năm, 05/12/2019 09:41
Thăng Long thời Lê-Trịnh và sự phát triển của nền y học cổ truyền

Y học Việt Nam cổ truyền là sự kết hợp việc vận dụng các nguyên lý triết thuyết âm dương ngũ hành trong Đông y mang ảnh hưởng Trung Hoa vào việc giải thích sinh lý cơ thể con người và khoa học chẩn đoán điều trị bệnh học, với sự sáng tạo dân tộc hóa của các thầy thuốc Việt Nam. Ưu điểm của y học cổ truyền là cách nhìn tổng hợp về tâm sinh lý con người và ảnh hưởng tác động tới nó bởi môi trường thiên nhiên. Điểm yếu của nền y tế này là sự hạn chế về phân tích và về khoa học thực nghiệm, nhất là về khoa giải phẫu. Thời Lê-Trịnh, Thăng Long đã có một cơ quan trung ương đặc trách về việc khám chữa cho vua chúa là Thái Y viện, đứng đầu là một ngự y Đại sứ có phó ngự y trợ giúp.

 Đội ngũ thầy thuốc, tức thầy lang rất đông đảo, nhưng hoàn toàn mang tính chất tự do. Tuyệt đại đa số là từ giới nho sĩ, lớn là không thành đạt, số ít là thành đạt nhưng từ chối con đường làm quan chuyển sang nghề y, sau khi nghiên cứu sách vở và qua kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, kiến thức và tài năng của các vị thầy thuốc này cách biệt rất khác nhau: Từ thầy lang băm, lang vườn tới những bậc danh y chữa bệnh xuất sắc. Các thầy thuốc nổi tiếng ở vùng Thăng Long thời kỳ này có thể kể tới Hoàng Đôn Hòa, Nguyễn Đạo An, Lê Đức Vọng, Đào Công Chính, Nguyễn Hữu Đạo và nổi bật là danh y Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác. Thông tin trên được PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ cùng đội ngũ biên soạn của mình thông tin đến bạn đọc trong cuốn sách “Thăng Long-Kẻ Chợ thời Mạc-Lê Trung hưng”.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)