Index was outside the bounds of the array. Cách tính tiền trong buôn bán thời Mạc-Lê Trung hưng
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 06/12/2019 10:13
Cách tính tiền trong buôn bán thời Mạc-Lê Trung hưng

Dưới thời Mạc và thời Lê Trung hưng, hầu hết các nhà vua khi mới lên ngôi đều đã ban hành lệnh đúc tiền có khắc in niên hiệu triều vua, trước hết là để khẳng định quyền lực chính trị và sau đó là để giao dịch, buôn bán. Tiền được đúc bằng kim loại đồng và kẽm, tiền đồng thường bền, có giá trị và được ưa chuộng hơn tiền kẽm. Theo cuốn sách “Thăng Long-Kẻ Chợ thời Mạc-Lê Trung hưng” do PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ làm chủ biên, thời này người ta có hai cách tính tiền: Cổ tiền có giá trị cao và Sử tiền có giá trị thấp. Đơn vị nhỏ nhất là đồng, còn gọi là văn. Mua bán với giá trị cao, thường chuyển sang bạc hoặc vàng, đơn vị là lạng, đĩnh.

Theo định giá thời Lê-Trịnh, 1 lạng bạc bằng 2 quan tiền quý, 1 lạng vàng bằng 18 quan. Ngoài thị trường chợ đen, vàng bạc thường có tỷ giá cao hơn. Phàm vật giá từ 2 tiền trở lên thì cho được lưu thông giao dịch bằng bạc, nén bạc cho cắt ra thành từng miếng nhỏ. Một số ngoại tệ trong thời kỳ này cũng đã được lưu thông trong việc giao dịch với các khách thường ngoại quốc. Đó là các loại tiền Trung Quốc, tiền Mexico, tiền Tây Ban Nha, tiền Pháp, tiền Hà Lan, tiền Nhật Bản. Ở Thăng Long-Kẻ Chợ, tiền tệ lưu thông nhiều trong các việc giao dịch, mua bán hàng hóa ở chợ búa và trong các cửa hiệu, nộp thuế cho nhà nước.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)