Cái đẹp trong truyện ngắn của Thạch Lam
Khác với Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, không khí truyện ngắn của Thạch lam ít ngột ngạt và cùng quẫn, trái lại nó tĩnh lặng và thâm trầm. Thạch Lam tự tin vào tín điều của mình: “cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngỏ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường.
Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp ở ngay chỗ mà không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo che lấp của sự vật, cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức”. Để làm rõ hơn quan điểm này của Thạch Lam, Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” cho rằng, cái đẹp mà nhà văn chăm chú phát hiện chính là cái đời sống bên trong, đời sống tâm hồn-đó là tình thương, lòng trắc ẩn, sự vị tha, giữa người với người, giữa người với loài vật. Còn gì cảm động hơn tình thương của lũ trẻ với con chim non rũ cánh trong trận giông tố (Tiếng chim kêu). Chúng yên ấm trong chăn nệm song thổn thức với tiếng chim khắc khoải trong gió mưa. Một con người cảm thấy lòng mình thắt lại khi bạn bị ốm (Người bạn trẻ), một người khác lại sám hối vì hành vi độc ác của mình làm người khác gian truân suốt đời (Một cơn giận)…Những hành vi tình nghĩa ấy chính là nền móng của lương tri con người mà nhà văn thấy cần phải vun xới.
Thu Hương