Những bộ “tấn trò đời” của văn học hiện đại Việt Nam
Làm nên một cuộc cách mạng trong văn học hiện đại Việt Nam là phong trào Thơ mới lãng mạn 1932-1945 với những kiện tướng như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính nhưng để tạo nên những bộ “tấn trò đời” để lưu lại hậu thế lại những nhà văn hiện thực với tiểu thuyết thành công của nền văn học hiện đại Việt Nam như Vũ Trọng Phụng với Số đỏ, Vỡ đê, Giông tố… Nguyên Hồng với Bỉ vỏ, Nam Cao với Sống mòn, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Nguyễn Đình Lạp với Ngõ hẻm…Diện mạo của văn xuôi Việt Nam thời hiện đại sẽ trở nên mờ nhạt nếu thiếu tiểu thuyết.
Thêm một lý do quan trọng nữa là, tiểu thuyết chính là thể loại để người ta cân đo sức vóc và nội lực của một nền văn học thực sự lớn mạnh. Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đã làm rõ hơn điều này bằng việc lấy dẫn chứng. Theo ông, để thấy vị trí và vai trò của tiểu thuyết đối với sự phát triển nền văn học dân tộc thời hiện đại-đó là trường hợp nhà văn Vũ Trọng Phụng với các tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ… Nam Cao viết truyện ngắn và thành danh nhờ nó nhưng dường như vẫn muốn thử sức và hơn thế muốn khái quát nghệ thuật đời sống bằng tiểu thuyết “Sống mòn”. Dẫn dụ như vậy để thấy, tiểu thuyết chính là thể loại gạo cội, cỗ máy cái của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Thu Hương