Triển lãm ngôn từ trong tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Nhà phê bình Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương” đã ví von, tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng như một phòng triển lãm tác phẩm ngôn từ, đạt tới gần những bộ tấn trò đời của xã hội Việt Nam thời Á-Âu, đặc biệt là bộ tam kiệt tiểu thuyết ông viết liền trong năm 1936: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê.
Vũ Trọng Phụng khi viết tiểu thuyết đã đứng ở tầm cao và chiều sâu của sự quan sát đời sống xã hội Việt Nam vào những thời điểm nhạy cảm nhất của nó. Đó là một xã hội chuyển từ “phi ngã” sang khẳng định bằng mọi cách và mọi giá cá tính và bản ngã của mỗi cá nhân, cá tính được đặt lên hàng đầu. Ngay tiêu đề của các tiểu thuyết đã gợi lên hình ảnh một xã hội đầy những biến động phức tạp thậm chí nhố nhăng: Giông tố, Số đỏ, Lãm đĩ, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc… Có thể gọi Vũ Trọng Phụng là nhà văn hai trong một, đó là một nhà báo và một nhà văn hài hòa trong việc chế tác ngôn từ cho phù hợp với những com-măng của xã hội, khi thì viết phóng sự, khi thì viết tiểu thuyết phóng sự. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất nhận xét về chất tiểu thuyết trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng và trái lại, tiểu thuyết của ông lại rõ nét chất phóng sự.
Thu Hương