Index was outside the bounds of the array. Nghĩa thương cho vay thóc-ngân hàng kiểu xưa
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 06/12/2019 01:55
Nghĩa thương cho vay thóc-ngân hàng kiểu xưa

Nghĩa thương cho vay thóc xuất hiện từ thời vua Gia Long với mục đích để trữ thóc phòng khi hạn hán, lũ lụt giúp những người cùng túng thoát đói. Thời Pháp thuộc, nghĩa thương cho vay thóc lại trở thành đơn vị cho vay tính lãi không khác gì ngân hàng. Theo cuốn sách “Biên niên sử Thăng Long-Hà Nội” do PGS.TS Phan Phương Thảo làm chủ biên, năm 1928 Thống sứ Bắc kỳ ra quyết định các làng lập nghĩa thương. Trong tỉnh Sơn Tây có 6 làng thi hành Nghị định này, gồm: La Phẩm, Tây Đằng, Hoắc Xa thuộc Quảng Oai; Kỳ Úc, Bách Lộc thuộc Thạch Thất; Bảng Trung thuộc Bất Bạt.

Mỗi nghĩa thương có một hội đồng quản trị do làng bầu lên trông coi. Các nhân viên hội đồng trích tiền công quỹ hay lấy hoa lợi các công điền, công thổ mua thóc lập công khố. Mỗi năm hai lần vào khoảng tháng 4 và tháng 8, hội đồng lấy thóc cho các nông gia nghèo vay để gây giống lúa hay để sinh nhai đến vụ gặt phải hoàn lại. Người vay nợ phải chịu lãi, nhưng phải có ruộng đất hay có người đủ tư bản bảo đảm mới đủ điều kiện. Hội đồng nghĩa thương phải giữ ba quyển sổ: Sổ nhật ký ghi số thóc xuất nhập, sổ ghi các con nợ và sổ ghi khoản thu hồi.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)