Index was outside the bounds of the array. Văn hóa Sơn Vi và công cuộc “khai sơn phá thạch” Hà Nội
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức    Tin dự án
Thứ sáu, 06/12/2019 02:09
Văn hóa Sơn Vi và công cuộc “khai sơn phá thạch” Hà Nội

Văn hóa Sơn Vi là một văn hóa khảo cổ thuộc hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, có niên đại 30.000-11.000 năm cách ngày nay. Văn hóa Sơn Vi gồm 140 di tích phân bố chủ yếu ở vùng trung du, trên các thềm sông cổ thuộc Hà Nội, Phú Thọ, Hà Giang… Trên địa bàn Hà Nội, dấu tích văn hóa Sơn Vi từng phát hiện ở khu vực Cổ Loa (Đông Anh) và các di tích Cổ Đô, Thái Hòa, Vạn Thắng thuộc Ba Vì. Trong cuốn sách “Biên niên lịch sử Thăng Long-Hà Nội” phần bổ sung, PGS. TS Phan Phương Thảo cùng các cộng sự của mình đã công bố kết quả của các nhà khảo cổ học đã tiến hành điều tra, khảo sát về văn hóa Sơn Vi tại Hà Nội.

 Theo đó, tại Cổ Loa đã thu lượm được khoảng 20 hòn cuội có vết gia công ghè đẽo. Phát hiện nhiều công cụ đá văn hóa đá cũ Sơn Vi tại mặt đồi gò cao 12-13m tại xã Vạn Thắng (Ba Vì). Các nhà khảo cổ còn phát hiện 2 di vật gồm 76 tiêu bản, với các loại hình công cụ rìa dọc, công cụ rìa ngang, rìa lưỡi, hạch đá, chày… Những công cụ văn hóa Sơn Vi phát hiện ở Cổ Loa và Ba Vì có trình độ chế tác tương đương với văn hóa Sơn Vi trên các gò đồi Phú Thọ. Cuốn sách này khẳng định, cư dân văn hóa Sơn Vi là lớp người “khai sơn phá thạch” mở lối đắp đường tiến xuống khai phá các vùng đất cao của khu vực Hà Nội vào khoảng 20.000 năm cách ngày nay.

Hữu Trưởng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)