“Chùa Hương xa lắm”-mối duyên không thành giữa chàng thi sĩ nghèo và cô gái Hà thành
Khác với chuyến đi chùa Hương của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp được thể hiện là "Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa", Nguyễn Bính khi đó là một chàng thi sĩ vừa tròn đôi mươi, điển trai, nổi danh thơ hay nhưng lại nghèo. Có một tiểu thư Hà thành, tuổi cũng độ trăng tròn, yêu thơ chàng và đem lòng yêu trộm nhớ chàng. Vào dịp đầu xuân năm ấy, nhân được mẹ mới may cho tấm áo nhung dài, mặc Tết, nàng muốn diện với chàng, với các bạn nam thanh nữ tú, bèn ngỏ ý mời Nguyễn Bính đi hội chùa Hương. Vui mừng cảm động, nhà thơ trẻ đã toan nhận lời. Nhưng ngẫm nghĩ, chàng thấy ra: Sánh vai trẩy hội với người đẹp, sang trọng mà mình thì bộ quần áo cho ra hồn cũng chẳng có, lại chẳng có một đồng xu, thì đi thế nào! Cuối cùng, ý thức tự trọng, lòng kiêu hãnh của tuổi trẻ cùng với tính bỡn cợt, hóm hỉnh, Nguyễn Bính đã từ chối chuyến đi bằng việc làm bài thơ “Chùa Hương xa lắm” để tạ từ: Chùa Hương xa lắm em ơi!/Đò giang cách trở chịu thôi cô mình/Câu này anh nói thực tình/Anh đi thì phải cho anh mượn tiền…
Hữu Trưởng