Nhà thơ Nguyễn Hòa Bình với Hà Nội
Được rèn luyện và trưởng thành từ cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, những bài thơ, tuyển tập thơ của nhà thơ Nguyễn Hòa Bình đã chạm được đến trái tim những người yêu thơ. Có lẽ chính bởi vậy mà ông cũng được mọi người yêu quý đánh giá là một trong những nhà thơ tình hay nhất của thế kỷ XX. Ngoài ra, Nguyễn Hòa Bình còn được mọi người biết đến với cương vị là một nhà báo, nhiều năm liền công tác bại Báo An ninh Thủ đô, Hà Nội mới. Ngoài thơ in chung trong các tuyển tập, ông cũng là chủ nhân của ba tập thơ Tìm về (1998), Hỏi mình (2004) và Lửa than (2018) được đông đảo độc giả yêu mến.
Sinh ra tại Phú Thọ nhưng Hà Nội là mảnh đất gắn liền với sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Hòa Bình. Cũng vì lẽ đó, Hà Nội cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn, thơ của ông. Trong cuốn sách “Một vùng văn hóa Hà thành”, tác giả Nguyễn Hòa Bình đã giới thiệu cho những người yêu thơ tác phẩm “Sông Nhuệ”, “Phố Chiều”. Nếu như “Sông Nhuệ” hiền hòa hiện lên với những bãi dâu xanh, mía mập cây, trái bưởi, con đò và hình ảnh của một người con gái xinh đẹp thì “Phố Chiều” mang đến những hình ảnh mùa cỏ mật, sương khói, hương bưởi của vùng đất Vân Đình (Ứng hòa-Hà Nội). Phố chiều ngai ngái mùa cỏ mật/Tóc đêm che khuất bóng trăng thề/Mây ngả ngả hồn say vị nắng/Vân Đình thương quá buổi ta đi… Có thể thấy, tình cảm của tác giả với Vân Đình là sâu nặng đến nhường nào.
Hữu Trưởng